Chuyện năm Tỵ và người tuổi rắn trong lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm Dương lịch 2025, gọi theo Âm lịch và cách tính đếm của văn minh phương Đông cổ truyền, thì là năm “Tỵ”, đứng thứ sáu trong số hệ 12 năm của “Địa Can”, sau năm “Thìn”, trước năm “Ngọ”, có con giáp tương ứng và làm biểu tượng là con rắn.

Đọc trong cổ sử, thấy có hiện tượng nhiều chiến thắng quan trọng diễn ra vào năm Tỵ. Như Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống nhà Tống và quân Tống xâm lược, theo cách đánh “đập nát đầu rắn”, giết được chủ tướng Hầu Nhân Bảo của giặc, ngày Kỷ Mùi tháng Ba năm Tân Tỵ (28/4/981) đuổi đại binh giặc khỏi đất nước.

Đó cũng là những trận đánh gay go trên phòng tuyến sông Cầu do nguyên soái Lý Thường Kiệt chỉ huy, đọc thư thần “Nam quốc sơn hà” làm khiếp vía địch quân, buộc quân Tống xâm lược lần thứ hai vào đầu tháng Hai năm Đinh Tỵ (đầu tháng 3/1077), phải rút chạy về nước.

Còn có những chiến thắng khác xảy ra vào năm Tỵ, nhưng có thể đã bị chép nhầm niên đại sang các năm khác, cần phải được xem xét lại.

Đó là trận quyết chiến chiến lược Đông Bộ Đầu đại thắng quân Mông Nguyên sang xâm lược lần thứ nhất. Một số biên niên sử bằng chữ quốc ngữ chép trận này diễn ra vào năm 1258, hoặc chép cụ thể cả ngày tháng năm (theo lịch dương) là 29/1/1258. Vì năm 1258 là năm Mậu Ngọ, nên một số người cho rằng trận Đông Bộ Đầu diễn ra vào năm Mậu Ngọ.

Nhưng thực tế, ngày 29/1/1258, tính theo Âm lịch là ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Tỵ. Cho nên niên đại của trận Đông Bộ Đầu cần phải được viết lại cho đúng là năm Tỵ.

Nhà sử học Lê Văn Lan

Nhà sử học Lê Văn Lan

Trong lịch sử, còn một số sự kiện quan trọng diễn ra cũng vào các năm Tỵ. Như việc lễ, gả và cưới chồng của các công chúa thời Lý - Trần.

Đây không chỉ là những chuyện vui vẻ hôn nhân, mà còn là cốt cách của một quyết sách chính trị đặc sắc cho sự nghiệp giữ gìn lãnh thổ, bảo toàn biên cương của các triều đại này. Vì ở đây, các công chúa “lá ngọc cành vàng” từ Kinh đô Thăng Long được đưa đi làm và thành vợ của các thủ lĩnh người dân tộc vùng biên viễn phía Bắc, hoặc quốc vương nước láng giềng phương Nam xa xôi. Thì không khác gì làm “phái viên” (đại sứ) của triều đình đi giữ “tay hòm chìa khóa” cho chính quyền Trung ương ở các địa phương ấy.

Các công chúa Bình Dương, vào năm Kỷ Tỵ 1029, được gả cho châu mục Thân Triệu Thái ở châu Lạng; Phụng Kiều mất vào năm Quý Tỵ 1113 ở châu Chân Đăng sau khi được gả cho châu mục châu này, là những “nhân vật của năm Tỵ” như thế.

Hình tượng Bà Triệu trong tranh dân gian Đông Hồ

Hình tượng Bà Triệu trong tranh dân gian Đông Hồ

Còn có trường hợp công chúa Huyền Trân, được gả cho quốc vương Chế Mân, nước Chiêm Thành. Năm Ất Tỵ 1305, quốc vương Chiêm Thành phái sứ giả Chế Bồ Đài cùng hơn 100 người, đem rất nhiều lễ vật quý, đến Thăng Long cầu hôn.

* * *

Theo quan niệm xưa, người sinh năm Tỵ thường được đánh giá là có đầu óc tư duy nhanh nhạy, nhạy bén trong xử lý tình huống, có trực giác mạnh mẽ. Họ thường hành động lặng lẽ, không phô trương, nhưng lại rất thận trọng và tính toán kỹ lưỡng. Với bản tính thâm trầm khôn ngoan, người tuổi Tỵ có thể đạt được nhiều thành công, nếu biết tận dụng tốt năng lực của mình.

Một số quan niệm hiện đại cho rằng đấy chỉ là điều người xưa nhận xét căn cứ vào thuộc tính của loài rắn. Còn khảo sát cuộc đời của một số nhân vật nổi tiếng tuổi Rắn trong lịch sử, ta sẽ thấy những điều thực tế, uyển chuyển, sinh động, rộng rãi hơn thế nhiều.

Như trường hợp của nữ Anh hùng dân tộc Bà Triệu, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa “long trời lở đất” bùng nổ vào năm 248 chống ách thống trị của nhà Ngô. Bà Triệu, người cầm tinh con Rắn (sinh vào năm Ất Tỵ 226) đã có câu nói được truyền tụng muôn đời: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.

Tranh Đông Hồ vẽ chiến thắng Bạch Đằng, năm 938

Tranh Đông Hồ vẽ chiến thắng Bạch Đằng, năm 938

“Thi thánh” Cao Bá Quát, theo sách “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, cũng là cầm tinh con Rắn. Ông sinh vào năm Kỷ Tỵ (1809). Với hành động dùng muội đèn sửa bài thi cho thí sinh khoa thi Hương năm 1841 mà ông là giám khảo; với nhiệt tình tham gia làm quân sư cho cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương và sau đó bị giặc sát hại vào năm 1855; với hàng trăm tác phẩm thi ca tài tình, đầy tính nhân văn khí phách của một bậc “thánh thơ”, ta lại thấy ở ông không nhiều tính thâm trầm, lặng lẽ; mà trái lại rất sôi động, quyết liệt đến mức sắc bén, ngang tàng.

Ta còn thấy nhiều học giả, văn nhân, nghệ sĩ “cầm tinh con Rắn”, như ông tổ nghệ thuật tuồng Đào Tấn, sinh năm Ất Tỵ (1845). Hay nhà văn Nguyễn Bá Học, sinh năm Đinh Tỵ (1857), để lại hậu thế câu danh ngôn: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Nhà văn liệt sĩ Nam Cao, sinh năm Đinh Tỵ (1917), rất xông xáo, sắc sảo, nồng nàn trong cả những tác phẩm nổi tiếng, cũng như trong cuộc đời cống hiến cho cách mạng đến khi hy sinh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lưu giữ văn hóa truyền thống từ những lễ hội xuân

Những đĩa xôi của Chi hội 2 Hội làng nghề truyền thống Xôi Phú Thượng được trang trí với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân”. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tháng Giêng là thời điểm các tỉnh, địa phương tại Việt Nam nô nức tổ chức những lễ hội truyền thống. Mỗi lễ hội đều có một vẻ đẹp, nét độc đáo riêng biệt góp phần lưu giữ “hồn cốt” Việt Nam từ hàng nghìn năm nay.

Linh thiêng lễ hội Đền Thượng

Linh thiêng lễ hội Đền Thượng
(PLVN) - Sáng nay - 12/2 (tức 15/1 âm lịch), hàng nghìn du khách thập phương và nhân dân tỉnh Lào Cai cùng hội tụ dưới gốc cây đa ngàn năm tuổi để dự lễ “Khai hội đền Thượng năm 2025". Lễ hội đền Thượng là lễ hội để tưởng nhớ công lao vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gìn hòa bình và tạo cuộc sống no ấm cho nhân dân.

Lễ tế dân gian tại Lễ hội đền Thượng năm 2025

Lễ tế dân gian tại Lễ hội đền Thượng năm 2025
(PLVN) - Chiều ngày 11/2/2025 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Thượng, thành phố Lào Cai đã diễn ra lễ tế dân gian truyền thống. Đây là một trong những nghi lễ trang nghiêm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội đền Thượng.

Sắp diễn ra Lễ hội đình Lục Nà (Bình Liêu)

Đình Lục Nà thờ Thành hoàng làng - Hoàng Cần, ngôi đình tọa lạc tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
(PLVN) - Từ ngày 12-14/2 (tức ngày 15-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại xã Lục Hồn diễn ra Lễ hội đình Lục Nà năm 2025. Đây là Lễ hội đình duy nhất tại huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh). Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ

Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ
(PLVN) - Sáng 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hội Lim chính thức khai mạc tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của miền quê Quan họ, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi, dù giá rét.

Rộn ràng và đặc sắc Lễ hội Cầu ngư ở Vân Đồn

Tế lễ cầu ngư.
(PLVN) - Ngày 9/2, tại Cảng cá Cái Rồng, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Lễ hội Cầu ngư lần thứ II và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất năm 2025 với tinh thần “vươn khơi bám biển - đoàn kết phát triển - giữ gìn vững chắc biển đảo quê hương”.

Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai

Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai
(PLVN) - Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại Khu di tích Đền Thượng, thành phố Lào Cai, Ban tổ chức Lễ hội Đền Thượng năm 2025 tổng duyệt chương trình khai hội trước khi lễ chính thức diễn ra vào ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch).

Sắp diễn ra Lễ hội Mở cửa biển tại huyện đảo Cô Tô

Lễ hội Mở cửa biển gắn liền với niềm tin, tín ngưỡng của người dân vùng biển tôn thờ cá Ông.
(PLVN) - Lễ hội Mở cửa biển năm nay được tổ chức trong 2 ngày, 11-12/2/2025 (tức ngày 14-15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại vùng biển xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) với nhiều điểm nhấn và các nghi lễ tâm linh thiêng liêng, đặc sắc...