Rồng… từ trong giai thoại

Tác giả Lê Thái Dũng.
Tác giả Lê Thái Dũng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không nhận mình là nhà nghiên cứu mà chỉ là người đam mê, yêu thích với lịch sử và văn hóa truyền thống, nhưng Lê Thái Dũng được nhiều người biết đến là tác giả của nhiều cuốn sách dạng “bỏ túi”, giới thiệu về các di tích đền, đình, chùa. Bên chén trà đầu Xuân, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trò chuyện về cuốn sách “99 giai thoại về rồng và đế vương nước Việt” mới ra mắt của anh.

Cuốn sách được “thai nghén” ý tưởng từ đâu và vì sao lại là con số “99”, thưa anh?

- Bắt đầu từ năm Tân Sửu (2021), tôi dự định mỗi năm sẽ cho ra mắt một cuốn sách về con giáp tương ứng, đến nay đã xuất bản được về con trâu (sửu), hổ (dần), mèo (mão). Cuốn “99 giai thoại về rồng và đế vương nước Việt” tuy không cùng khổ với các cuốn về con giáp đã xuất bản nhưng ra mắt bạn đọc vào năm nay - Giáp Thìn, cũng là năm tương ứng với con rồng.

Còn vì sao lại là 99 giai thoại? Như các bạn đã biết, 9 là con số lớn nhất trong các số tự nhiên có một chữ số, là con số tượng trưng cho sự vĩnh cửu, thể hiện hoài bão và lý tưởng sống, theo quan niệm phương Đông cổ truyền, con số này chứa đựng ý nghĩa tốt lành, may mắn, trường cửu, thường gắn với rồng, với bậc đế vương, vua chúa.

Thu thập những sự tích, giai thoại từ dân gian có thể xem là thế mạnh riêng của anh, có những chi tiết thú vị nào về rồng trong cuốn sách mới xuất bản?

- Có một bất ngờ nho nhỏ khi tôi bắt tay vào sưu tầm, thu thập tư liệu cho cuốn sách, bởi lâu nay, mình vẫn nghĩ, rồng gắn với vua chúa - đế vương nên chắc chắn có rất nhiều câu chuyện hay. Thế nhưng, trong thực tế khi tìm hiểu để viết sách lại không có nhiều. Cho nên ngoài sử sách tôi phải tìm trong các giai thoại, sự tích dân gian.

Điều thú vị là, hình tượng rồng trong các giai thoại, nhất là rồng thời các Vua Hùng lại ít gắn trực tiếp với vương quyền mà chủ yếu gắn với thần quyền - trong vai trò một vị thần bảo hộ cho dân, cho nước, giúp làm mưa, giúp đánh giặc, như chuyện hai thần rồng giúp Vua Hùng cầu mưa, Hùng Huy Vương mộng thấy lưỡng long làm mưa cứu khỏi hạn hán, sai tướng rồng trị thủy tai…

Các vị võ tướng với sức mạnh, khả năng phi thường thường là hiện thân của rồng giúp vua đánh giặc, bảo vệ bờ cõi như chuyện: Hùng Uy Vương và giấc mộng “bảy vị long thần” giúp Văn Lang đánh giặc; Mười hai người cháu rồng của Vua Hùng Nghị Vương; Chuyện Hoàng tử Minh Lang con Vua Hùng Nghị Vương; Bốn con rồng giúp Hùng Duệ Vương đánh giặc; rồi chuyện Vua Hùng phong 2 vị long thần làm tướng đánh Thục…

Một thú vị khác đó là, hình tượng rồng trong giai đoạn “dựng nước” này không chỉ gắn với nam giới mà có cả những câu chuyện rồng gắn với nữ. Tiêu biểu như chuyện Công chúa Tiên Dung - con Vua Hùng Quốc Vương; chuyện Ả Rồng - nữ tướng thời Trưng Vương. Tương truyền mẹ nàng nằm mộng thấy rồng đen quấn quanh mình rồi mang thai 12 tháng mà sinh ra nàng. Chuyện đội quân giao long thời Trưng vương do nàng Quốc chỉ huy…

Nhưng chắc hẳn, hình tượng rồng còn gắn với vương quyền, với đế vương, vua chúa?

- Đương nhiên rồi. Câu nói “Ta là giống Rồng, đứng đầu thủy tộc” của Lạc Long Quân minh chứng cho điều đó. Tuy nhiên, hình tượng rồng gắn với vương quyền có lẽ chỉ rõ hơn bắt đầu từ huyền tích “Nhổ râu rồng trong giấc mộng” gắn với sự ra đời của Lý Nam Đế, rồi giấc mộng rồng vàng giáng thế của mẹ Vua Triệu Quang Phục. Tương truyền, Triệu Quang Phục còn “sở hữu” chiếc mũ đầu mâu cài móng rồng; hay chuyện rồng vàng che chở cho Vua Đinh Tiên Hoàng; tiếp đó là chuyện rồng vàng che ấp cho Vua Lê Đại Hành…

Thời Lý có chuyện Vua Lý Thái Tổ đổi tên thành Đại La thành Thăng Long khi thấy rồng bay lên, Vua Lý Thái Tông chạm vào rồng trên đường đi đánh Chiêm Thành, Vua Lý Thánh Tông mộng thấy rồng vàng nên xây tháp Tường Long. Thời Trần có chuyện “Hai Thần Rồng giúp Vua Trần Thái Tông trừ hỏa tai”. Thần tích bà Lê Thị Quế mơ thấy hai con rồng vàng từ trời bay xuống, bắt bỏ vào mồm nuốt, mang thai 14 tháng sinh một bọc có hai người con trai, tướng mạo hùng vĩ, tức Lê Lợi và Lê Thận…

Cuốn sách “99 giai thoại về rồng và đế vương nước Việt”.

Cuốn sách “99 giai thoại về rồng và đế vương nước Việt”.

Rồng là con vật thiêng, đứng đầu trong “tứ linh” (long, lân, quy, phụng). Tuy nhiên, rồng là con vật không có thật được miêu tả như là con vật “hội tụ”: đầu hổ, sừng hưu, tai bò, cổ rắn, vây cá chép… Thế còn trong dân gian, con rồng được tưởng tượng như thế nào, thưa anh?

- Ở phương Tây, rồng thường được hình dung là con vật dữ tợn, có cánh, có nhiệm vụ bảo vệ kho báu hay người đẹp. Trong các giai thoại có liên quan tới rồng mà tôi tìm thấy ở nước ta cũng không có miêu tả cụ thể về hình dáng của rồng. Tuy nhiên, có một vài chi tiết mà tôi nghĩ rằng đó là “đặc điểm riêng” của rồng Việt.

Như việc, có nhiều giai thoại về rồng đều gắn với việc đẻ trứng hoặc bọc (trứng). Có thể kể đến chuyện Hoa Nương Công chúa - con gái Vua Hùng Vương thứ 12 “hạ sinh bảy quả trứng” sau khi bị giao long quấn quanh, chuyện Công chúa Nguyệt Cư con Vua Hùng Nghị Vương nằm mơ thấy “bọc trứng rồng” nên ôm lấy mang về, dọc đường trứng nở thành 12 rồng con; chuyện bà Phạm Ngọc Nương đi tắm biển thì có con giao long lớn hiện ra quấn quanh người, từ đó có mang, sinh ra một bọc nở ra ba người con trai…

Màu sắc của rồng cũng rất phong phú, không chỉ có rồng vàng mà còn có rồng trắng, rồng xanh, rồng đen. Không chỉ xuất hiện bay lượn trên trời mà rồng còn “chui” từ dưới đất, dưới biển lên…

Như vậy có thể thấy, hình tượng rồng trong hình dung của người Việt rất phong phú. Rồng không chỉ gắn với vương quyền, đế vương, mà còn mang nhiều ý nghĩa khác?

- Rồng tượng trưng cho sự cao quý, sức mạnh và quyền uy, do đó hình ảnh con rồng đã được các triều đại Việt Nam từ thời khai quốc cho đến thời Nguyễn chọn làm biểu tượng của quyền lực tối cao trong thiên hạ - tức tượng trưng cho đế vương. Giai thoại về các vị đế vương nước Việt được gắn với rồng như một minh chứng cho sự thiêng liêng, quý phái.

Rồng cũng nói lên sự sang quý, dân gian có câu: “rồng đến nhà tôm”. Trong tâm thức của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, vai trò của nước đặc biệt quan trọng (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống) thì rồng lại là con vật tượng trưng cho khả năng “làm mưa”, do đó rồng còn là tượng trưng cho mùa màng bội thu, cho khát vọng sinh sôi, nảy nở.

Trong tâm thức người Việt, dường như hình tượng rồng không phải là con vật “độc quyền”, dành riêng cho vua chúa?

- Đúng vậy, ở Việt Nam, người ta có thể bắt gặp hình ảnh rồng ở khắp mọi nơi, không phải chỉ ở cung vua, phủ chúa mà còn ở khắp các công trình kiến trúc: đình, đền, chùa. Tạo hình rồng cũng hết sức đa dạng, bên cạnh hình tượng rồng “chuẩn” mô-típ còn có rất nhiều rồng “phá cách” mà tiêu biểu, nhất là hình tượng “tiên nữ cưỡi rồng”. Còn trong những giai thoại mà tôi tập hợp được cũng không thiếu những chuyện “nắm râu rồng” mà… mang thai.

Ở đây, tôi chỉ xin nói đến một hình tượng khác có liên quan đến rồng đó là chủ đề “hóa long”. Dân gian Việt Nam có rất nhiều tạo hình về đề tài này, nào là: trúc hóa long, cúc hóa long, mây hóa long, cá hóa long… Dân gian vẫn lưu truyền, nơi cá chép vượt vũ môn hóa rồng chính là ở Thác Vũ Môn (nay thuộc Hương Khê, Hà Tĩnh) hay ở Long Môn (Thác Bờ, Hòa Bình).

Ý nghĩa sâu xa trong sự tích “cá chép vượt vũ môn hóa rồng” là ở chỗ, tham gia cuộc thi hóa rồng không chỉ có cá chép mà còn có nhiều loài thủy tộc khác, trong đó có cá rô nhảy qua được kỳ 1, tôm nhảy qua được hai đợt nên râu, đuôi đã gần hóa thành rồng. Điều này cho thấy, qua câu chuyện, ông cha ta đã gửi gắm thông điệp về sự cố gắng, nỗ lực vươn lên. Dẫu là một “loài” ở “tầng dưới” như tôm, như cá nhưng nếu nỗ lực vươn lên, có ước mơ lớn, khát khao vượt bậc thì vẫn có thể “hóa rồng”!

Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của tác giả!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Đọc thêm

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.

Khai mạc triển lãm “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của Anh hùng lao động Trần Lam

Ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam.
(PLVN) - Ngày 5/2, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang phối hợp Sở Văn hóa và thể thao tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm và ra mắt sách “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.