Chuyện lạ có thật: NXB Giáo dục Việt Nam 'hô biến' hai bộ sách?

Chuyện lạ có thật: NXB Giáo dục Việt Nam 'hô biến' hai bộ sách?
(PLVN) -  Các cơ sở giáo dục và địa phương dùng sách của NXB Giáo dục Việt Nam đang băn khoăn, tự hỏi là tại sao hai bộ sách kia cũng của NXB Giáo dục Việt Nam lại tự nhiên biến mất mà không hề được báo trước?...

Như chúng ta đã biết, từ năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 trong cả nước học 5 bộ sách giáo khoa  (SGK). Đó là bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản (NXB) Đại học Sư phạm, 4 bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cùng học để phát triển năng lực, Chân trời sáng tạo, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. 

Tuy nhiên, theo Quyết định phê duyệt Danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký ngày 09/02/2021 thì chỉ còn ba bộ sách: Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo được phê duyệt sử dụng trong năm học tới (2021-2022). 

NXB Giáo dục Việt Nam: Cho “bốc hơi” hai bộ sách mà không hề báo trước 

Nếu nhìn vào quyết định phê duyệt trên của Bộ trưởng thì lớp 2, lớp 6 không còn hai bộ sách: “Cùng học để phát triển năng lực” và “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Các cơ sở giáo dục và địa phương dùng sách của NXB Giáo dục Việt Nam đang băn khoăn, tự hỏi là tại sao hai bộ sách kia cũng của NXB Giáo dục Việt Nam lại tự nhiên biến mất mà không hề được báo trước? Có phải là do chất lượng và những vấn đề bất cập về ngữ liệu, tiêu chí... hay lý do gì khác mà hai bộ sách bỗng “bốc hơi” khiến cho thầy trò cơ sở giáo dục đã chót lựa chọn lúng túng và không biết phải thích nghi và tiếp nhận bộ sách mới như thế nào.

Năm học 2020-2021, ở một số tỉnh đa số các giáo viên và quản lý cấp trường đều lựa chọn Cánh Diều. Tuy nhiên, về sau các trường lại được nhắc nhở “chọn lại” sách của NXB Giáo dục Việt Nam. Không ít cơ sở giáo dục được đề nghị chọn bộ “Cùng học để phát triển năng lực” hoặc bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”.

Mỗi bộ sách đều có triết lý giáo dục riêng. Sau khi được hỏi, các thầy cô có biết quyết định ngày 09/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không. Các cô bất ngờ sửng sốt là không hề biết sự thay đổi này. Một Hiệu trưởng trường TH & THCS ở Bắc Kạn cho biết trường cô được đề nghị chọn sách của NXB Giáo dục Việt Nam, trong đó có bộ “Cùng học để phát triển”. Dù bộ sách có nhiều bất cập như báo chí đã nêu, nhưng giờ đây, thầy trò trong trường cũng đã làm quen với bộ sách, việc dạy và học đã đi vào guồng. Nếu thay đổi bất ngờ như vậy thì không biết năm tới sẽ phải chọn bộ sách nào và học sinh lên lớp 2 chuyển sang học bộ sách khác có khó khăn gì không? 

 

Sáp nhập hay loại bỏ?

Dư luận quan tâm, có phải NXB Giáo dục Việt Nam đã chọn phương án chọn tinh túy từ bốn bộ sách để tập hợp thành hai bộ sách tốt nhất cho học sinh học hay không? Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. 

NXB Giáo dục Việt Nam nói rằng đó là sáp nhập. Thực chất không có chuyện sáp nhập vì làm sao có thể ghép  4 bộ sách thành 2 bộ trước khi họp Hội đồng thẩm định quốc gia có ít ngày. Gộp ghép sách làm sao trong thời hạn đó? Thực chất chỉ là loại bỏ 2 bộ sách. Vấn đề  “cá lớn nuốt cá bé” để lấy thị phần hay vì lý do khác thì chỉ NXB Giáo dục Việt Nam mới biết. 

Bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong trường học” biến mất, bộ “Cùng học để phát triển năng lực” cũng không ghép được với bộ nào và các tác giả cũng không chịu ghép. Trong quyết định phê duyệt của Bộ trưởng, sách của NXB Giáo dục Việt Nam cũng chỉ có tên 2 bộ: “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo”. Cách đây mấy tháng, Hội đồng thẩm định quốc gia cũng chỉ thẩm định 2 bộ SGK lớp 2 của NXB Giáo dục Việt Nam và bộ Cánh Diều.  NXB Giáo dục Việt Nam đưa sách lên mạng, cũng chỉ có 2 bộ.

Diễn biến này âm thầm có từ trước, nhưng gây bất ngờ cho giáo viên, học sinh vì họ mải mê dạy và học, không hề biết là năm sau lại dạy bộ sách khác mà không biết mình có được tự lựa chọn hay không. 

 
 

Hai bộ sách “chết yểu” - Vì sao nên nỗi?

Theo quyết định phê duyệt Danh mục SGK lớp 2 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ký ngày 09/02/2021 thì chỉ có ba bộ sách: “Cánh Diều”, “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo” được phê duyệt sử dụng trong năm học tới (2021-2022). 

Dù lý do thế nào đi chăng nữa thì việc loại bỏ 2 bộ sách  “Cùng học để phát triển năng lực” và “Vì sự bình đẳng...” khi vừa bắt đầu cho học sinh học cũng khiến thầy trò gặp nhiều khó khăn khi phải tiếp nhận bộ sách nối tiếp trong năm học tới với cảm nhận “lạc dòng”. 

Giáo viên dạy hai bộ “Cùng học để phát triển” và “Vì sự bình đẳng...” năm tới sẽ có cảm giác thế nào khi bộ sách năm ngoái họ lựa chọn đã chết yểu? Các giáo viên dạy hai bộ còn lại có dám tin bộ sách họ chọn năm tới sẽ không bị NXB Giáo dục Việt Nam “sáp nhập” hay loại bỏ  một lần nữa để chỉ còn 1 bộ không? 

Điều đáng nói là một NXB có truyền thống làm sách sao có thể làm ăn thiếu kế hoạch, gây lãng phí như vậy? Hay đây là việc loại trừ - Công ty lớn thôn tính Công ty nhỏ chỉ sau 1 năm, nhanh như thế? Điều này càng thể hiện rõ ở chỗ quyết định vội vàng và thiếu thận trọng khi lựa chọn theo kiểu “khắc nhập”  “khắc xuất” một cách khó lường khiến các tác giả của các bộ sách thất vọng, “choáng” và hoang mang. 

Vì vậy, dư luận cũng dễ hiểu, thời gian vừa qua, tại sao sách “Cánh Diều” là tâm điểm chỉ trích bởi những lý do lãng xẹt, vì mấy ngữ liệu được cho là chưa phù hợp. Trong khi các bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam đầy “núi sạn” đã bị báo chí và giáo viên, phụ huynh lên tiếng, cũng bị ỉm đi, không chịu sửa lỗi, kể cả trong lần tái bản, như trong Công văn đề nghị xin được chỉnh sửa lỗi khi tái bản gửi Bộ trưởng. 

 

Kết 

Phải chăng, chuyện bộ sách xã hội hóa (XHH) bị tấn công, bôi nhọ, xuyên tạc trong tình hình báo chí và các trang mạng “Giáo viên dạy sách Kết nối” than vãn sách “Kết nối” càng dạy càng khó thì chắc cũng nằm trong “kế hoạch” ấy? Dư luận lo rằng, nếu điều đó là sự thật thì việc loại trừ bộ sách XHH duy nhất và các bộ sách của các Công ty con của chính NXB Giáo dục Việt Nam nhằm chiếm thị phần lớn sẽ dẫn đến việc trở lại chế độ “độc quyền”  xuất bản – và chủ trương  xã hội hóa của Nhà nước sẽ không còn nữa. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong tất cả những việc này?

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.