Chuyện lạ có thật: Củ hành trở thành quà cưới và hoa cưới ở Philippines

0:00 / 0:00
0:00
Hành - thành phần chính trong ẩm thực của Philippines, đã trở thành biểu tượng của chi phí sinh hoạt ngày càng tăng tại quốc gia này.

Theo thống kê chính thức, giá hành tây ở Philippines đã tăng lên khoảng 700 peso, tương đương với 12,8 USD/kg vào tháng trước, cao hơn giá thịt bò và mức lương tối thiểu hàng ngày của người dân quốc gia Đông Nam Á này.

Hành được lựa chọn làm hoa cưới và quà cười trong các đám cưới tại Philippines. Ảnh minh họa: ANI.

Hành đắt đỏ hơn thịt

Cô dâu Ilongga ở thành phố Iloilo của Philippines đã chọn tính thực dụng hơn thẩm mỹ khi mang theo một bó hành bước vào lễ đường thay vì những bó hoa cưới rực rỡ truyền thống. Vì đối với cô, sau đám cưới, hoa sẽ héo và bị vứt đi nhưng hành vẫn có thể sử dụng được. Trong khi đó ở Cavite, một cặp vợ chồng mới cưới cũng dùng hành tím làm quà cho những người thân tham dự lễ cưới.

Không phải ngẫu nhiên hành được chọn làm hoa cưới và quà cưới, vì đối với người dân Philippines, hành hiện nay thực sự là một thực phẩm xa xỉ. Lạm phát cao kỷ lục trong 14 năm qua tại Philippines vào tháng trước với giá nhiên liệu và thực phẩm tăng nhanh. Giá bán lẻ hành tím dao động từ 550 Peso đến 700 Peso/ kg tại các chợ xung quanh Metro Manila vào cuối tháng trước, khiến Philippines trở thành quốc gia có giá hành tây đắt đỏ nhất thế giới. Theo dữ liệu giá bán lẻ các mặt hàng nông sản, mức giá này cao gấp ba lần giá thịt gà và cao hơn 25% so với thịt bò.

Giá cả tăng cao cũng ảnh hưởng đến các quầy thức ăn đường phố ở Cebu, nơi được người dân địa phương và khách du lịch ưa chuộng. Rau chiên, thịt và hải sản thường được phục vụ với hành tây và nước sốt giấm. Tuy nhiên nhiều người bán hàng đã phải cắt giảm sử dụng hành tây, khiến cho món ăn trở nên thiếu hương vị.

Các chuyên gia cho rằng việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Philippines khiến nhu cầu tăng, trong khi thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lương thực, trong đó có nông dân trồng hành của Philippines. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, đồng thời kiêm nhiệm vị trí Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines nhấn mạnh, giá lương thực tăng cao là một vấn đề khẩn cấp, ông phê duyệt việc nhập khẩu hành tây nhằm tăng nguồn cung.

Sau hành là tỏi?

Với lô hành nhập khẩu đầu tiên được chuyển đến gần đây, người tiêu dùng Philippines cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Giá bán lẻ hành tây tím và trắng trồng tại địa phương hiện tại đã giảm nhẹ xuống 200 peso-350 peso. Tuy nhiên, ngay khi nhiều người bắt đầu mong đợi nhiều món xào có hành tây trở lại, người tiêu dùng lại nhận thấy một đợt tăng giá khác đối với một loại thực phẩm thiết yếu khác trong nhà bếp, lần này là tỏi.

Tại một số chợ ở Metro Manila, các nhà cung cấp cho rằng giá tỏi sản xuất trong nước ngày càng tăng là do nguồn cung thấp. Ngay từ tháng 8/2022, các quan chức Philippines đã cảnh báo về tình trạng thiếu nguồn cung cấp tỏi địa phương không thể đáp ứng nhu cầu cho năm 2022. Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết người tiêu dùng tỏi tiếp tục thích mua tỏi nhập khẩu được bán với giá khoảng 80 peso/kg, hơn là tỏi được trồng và thu hoạch tại địa phương được bán với giá khoảng 300 peso/kg.

Ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos thừa nhận ngành nông nghiệp nước này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khi cầu vượt quá cung, gây áp lực lên giá cả và khiến chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài nhập khẩu. Philippines đang trong tình trạng “khẩn cấp” do ngành nông nghiệp bị bỏ bê trong nhiều năm, với sản lượng dưới mức nhu cầu.

Với những cú sốc ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và các vấn đề về chuỗi cung ứng, ông Marcos nhấn mạnh chính phủ phải có nhiều nguồn cung và Philippines đang phối hợp với các quốc gia khác để phát triển mô hình “nhà cung cấp phi truyền thống”. Theo đó, Philippines sẽ không còn phải lo lắng về nguồn cung vì có thể tự sản xuất đủ cung cấp cho mình trong vài năm tới. Tổng thống Marcos bày tỏ mong muốn ngành nông nghiệp của đất nước phải thực hiện được mục tiêu tạo ra sinh kế bền vững cho nông dân, với giá cả lương thực phù hợp với tất cả mọi người cũng như đảm bảo an ninh lương thực. Một số chính sách cần làm để phát triển ngành nông nghiệp bao gồm hỗ trợ nông dân, cải thiện hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), áp dụng các giống cây trồng mới...

Ông Marcos cho biết sẽ tiếp tục giữ vị trí Bộ trưởng Nông nghiệp để tiếp tục thực hiện những thay đổi nhanh và hiệu quả hơn trong cơ quan này.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu tại các Hội nghị.

Đưa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trụ cột trong hợp tác ASEAN và các đối tác

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh cần phối hợp làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác hiện có, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cần là trụ cột và động lực đưa quan hệ phát triển thực chất, đẩy mạnh kết nối các nền kinh tế, tận dụng hiệu quả các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác.

Đọc thêm

Việt Nam nêu đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực với các đặc trưng bất ổn, bất định, bất trắc và bất an, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề xuất ASEAN cần có cách tiếp cận phù hợp tương ứng, bao gồm tầm nhìn chiến lược, đoàn kết vững vàng, vai trò trung tâm và hành động cụ thể nhằm ứng xử kịp thời, hiệu quả các thách thức đang nổi lên.

Tổng thống Joe Biden nêu lý do dừng tranh cử

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Kevin Dietsch / Getty Images.
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc từ bỏ chiến dịch tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên đảng Dân chủ là cách tốt nhất để đoàn kết nước Mỹ.

Uỷ ban Di sản thế giới đồng thuận đề xuất của Việt Nam về phát triển Hoàng Thành Thăng Long

Đoàn Việt Nam chụp ảnh cùng Chủ tịch Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế ICOMOS Teresa Patricio và Tổng Giám đốc ICOMOS Marie-Laure Lavenir.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ, Nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư trước mất mát to lớn; bày tỏ ngưỡng mộ và trân trọng đối với cuộc đời, sự nghiệp, và những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hữu nghị, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Hoàn tất chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu dự họp.
(PLVN) - Ngày 23/7, tại thủ đô Vientiane của Lào đã diễn ra cuộc họp của các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN để rà soát và hoàn tất mọi mặt công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam dự họp.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử

Tổng thống Mỹ Biden.
(PLVN) - Ngày 21/7, Tổng thống Joe Biden đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 2024, đồng thời ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên của đảng Dân chủ ra đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa là cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Hình ảnh tại buổi lễ.
(PLVN) - Vừa qua, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam (Thủ đô Paris, Pháp), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức Lễ Tôn vinh tiếng Việt và khai trương Tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt tại Pháp.