Chuyện ít biết về người phụ nữ muốn trở thành Tổng thống Rwanda

Bà Diane Rwigara được đưa đến tòa án trong phiên tòa diễn ra tháng 9/2018
Bà Diane Rwigara được đưa đến tòa án trong phiên tòa diễn ra tháng 9/2018
(PLO) - Trong tháng 9/2018, phiên tòa xét xử Diane Rwigara, cựu ứng cử viên tổng thống Cộng hòa Rwanda diễn ra. Điều gì khiến cho cựu ứng viên tổng thống cũng là người đấu tranh tích cực cho nữ quyền của Cộng hòa Rwanda (Ru-an-da) bị bắt và bị xét xử?.

Diane Rwigara là cựu ứng cử viên tranh cử tổng thống và là một nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi phụ nữ đang ngồi tù ở ngoài trung tâm Kigali chờ xét xử. Kế toán 37 tuổi này là một nhà phê bình quyết liệt đối với Tổng thống Rwanda Paul Kagame, là người phụ nữ duy nhất đối đầu với ông Kagame trong cuộc bầu cử.

Nhưng chiến dịch của cô chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Các cơ quan bầu cử đã buộc tội cô vì tội giả mạo số lượng chữ ký cần thiết để đủ điều kiện tham gia và giả mạo chữ ký của người chết, nhưng cô phủ nhận điều đó.

Khi cuộc tranh cử tổng thống kết thúc, Rwigara phát động Phong trào Bảo vệ nhân dân (Itabaza), một nhóm hoạt động “khuyến khích người dân Rwanda bắt chính phủ của họ có trách nhiệm”. Tuy nhiên, ngay sau khi thành lập không lâu, cô bị bắt vì tội kích động và gian lận có động cơ chính trị.

Đất nước Rwanda
Đất nước Rwanda

Dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Paul Kagame, Cộng hòa Rwanda thường được mô tả là nơi tốt nhất trên thế giới cho phụ nữ về chính trị, với nhiều nữ nghị sĩ trong quốc hội hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Là tổng thống Rwanda từ năm 2000, ông Paul Kagame là một nhà lãnh đạo có thời gian tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử cận đại của đất nước Rwanda. Năm 2017, ông Kagame đã thắng cuộc bầu cử tổng thống với gần 99% phiếu bầu.

Một phần của sự thành công trong việc lãnh đạo là sự cam kết của ông về sự bình đẳng giới. Kagame đặt giá trị vào vai trò của phụ nữ và dẫn đầu nhiều cải cách để giúp xây dựng năng lực của phụ nữ trong xã hội.

Đáng chú ý nhất là Hiến pháp quốc gia này đòi hỏi ít nhất 30% tổng số ghế của quốc hội được chiếm giữ bởi phụ nữ. Ngày nay, Rwanda vượt xa giới hạn đó, với 61,3% quốc hội được tạo thành từ các nhà lập pháp nữ (so với mức trung bình toàn cầu chưa đến 24%). 

Về Diane Rwigara, trước khi ra tranh cử tổng thống, đối đầu với ứng cử viên nặng ký là đương kim Tổng thống Kagame, cô sống phần lớn cuộc sống của mình bên ngoài Rwanda, di chuyển giữa California và Kigali. Vào năm 2015, Rwigara trở về Rwanda từ California sau khi cha cô qua đời trong một tai nạn xe hơi bất ngờ.

Phụ nữ Rwanda
Phụ nữ Rwanda

Về cái chết của cha cô, gia Rwigara đã viết thư tới Tổng thống Kagame, cho rằng vụ tai nạn đó là một vụ ám sát và yêu cầu một cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch. Nhưng khi Rwigara tìm hiểu thêm về cái chết của cha cô, gia đình cô nói rằng đã tìm thấy một sự việc rất khác. Đây là "chất xúc tác" cho sự thức tỉnh chính trị của Diane, các anh chị em của cô nói.

Trong việc dẫn dắt cuộc tranh cử tổng thống của mình, Rwigara đã đi ra ngoài Kigali, nơi hầu hết người Rwanda sống dưới mức nghèo khổ. Cô đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều bạn trẻ ở khu vực nông thôn và làm việc với các tình nguyện viên để thu thập đủ chữ ký để tranh cử tổng thống.

Sau khi bị loại khỏi cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống Rwanda và bị bắt giam vì cáo buộc gian lận trong bầu cử, Rwigara đang chờ phiên tòa phán quyết về vụ việc này. Phiên tòa xét xử đã bị lùi lại 3 lần và lo ngại về chi phí pháp lý. Họ tin rằng khả năng Rwigara được thả tự do và cơ hội của người phụ nữ từ phe đối lập tranh cử tổng thống Rwanda  là rất mong manh.

Nói về phiên tòa này, Thượng nghị sỹ Magaret Nyagahura trong Quốc hội Rwanda nói về vụ án Rwigara “chắc chắn không có gì liên quan đến việc cô ấy là một người phụ nữ hay là người đang tranh giành vị trí tổng thống”, với niềm tin rằng mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính hay quan điểm chính trị của họ.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.