Chuyên gia giao thông: 'Chỉ cần 9 - 10 tỷ USD là có đường sắt Bắc - Nam tốc độ 150km/h'

Chuyên gia giao thông,
 TS. Nguyễn Xuân Thủy.
Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Giao thông Vận tải đang có động thái muốn xây dựng đường sắt tốc độ cao 350 - 500km/h, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỏ ra thận trọng, cho rằng không khả thi và đề xuất nên đầu tư đường sắt tốc độ từ 150- 200km/h, phù hợp với điều kiện đất nước. TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông trao đổi về vấn đề này.

Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, thưa ông?

- Theo quan điểm của tôi, Việt Nam nên có hai tuyến đường sắt. Tuyến đường sắt thứ nhất là tuyến đang chạy. Tuyến này cho nâng cấp lên, dùng khổ 1435 mm và đường đôi. Hiện nay, tốc độ đoàn tàu Bắc Nam khoảng 50 - 60km/h, sau nâng cấp sẽ lên vận tốc 120 - 150km/h. Việc nâng cấp này chỉ tốn từ 8 - 10 tỷ USD (khoảng 200.000 tỷ VNĐ), phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước nhưng lại tăng cường mạnh mẽ khả năng vận chuyển hành khách và hàng hóa. Cái này thế giới người ta đã làm nhiều. 

Công suất sau khi nâng cấp tuyến đường cũ hiện nay có cạnh tranh không, thưa ông?

- Rất cạnh tranh là đằng khác. Dù là nâng cấp nhưng khối lượng công việc là rất lớn, phải làm cật lực từ 5 - 8 năm mới xong. Nên làm theo hình thức cuốn chiếu, từng đoạn. Đoạn nào làm xong thì cho vào khai thác ngay. Để tiết kiệm, sau nâng cấp, nên dùng tàu chạy nguyên liệu diesel, không nên dùng công nghệ điện khí khóa, kinh phí rất đắt.

Tàu hiện nay có công suất 15 - 20 triệu hành khách/năm, khi nâng cấp xong, công suất đáp ứng được 200 - 300 triệu hành khách/năm, tức gấp hàng chục lần, chiếm khoảng 30% sản lượng hành khách cả nước. Hiện nay, sản lượng hành khách hằng năm từ 2,5 - 3 tỷ lượt, chủ yếu đi ô tô, máy bay. Sau khi nâng cấp, tuyến đường này sẽ đảm nhiệm được khoảng 1/4 sản lượng hành khách cả nước.

 Khi tàu đạt vận tốc 120 -150km/h thì sẽ hút hành khách, tiếp cận cạnh tranh với hàng không và hơn hẳn ô tô đường bộ. Ngoài ra, sau khi nâng cấp, tuyến này vừa chở được khách vừa chở hàng hóa; trong khi tàu cao tốc như đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải chỉ chở khách.

Năng lực chở hàng hóa đường sắt hiện nay khoảng 15 triệu tấn/năm, trong khi năng lực của ô tô hiện nay khoảng hơn 200 triệu tấn/năm. Khi nâng cấp xong tuyến đường sắt, năng lực chở hàng đạt hơn 150 triệu tấn/năm. Khi đó, hàng hóa chở bằng ô tô Bắc Nam sẽ giảm bớt. Kinh nghiệm thế giới đã tổng kết, chạy tàu hỏa an toàn hơn gấp 7-8 lần so với chạy ô tô, kinh phí logistics cũng giảm hơn 3-4 lần. 

Vậy khi nào thì chúng ta nên xây tuyến mới, thưa ông?

- Đến khoảng năm 2035, song song với tuyến sắt Bắc - Nam đang sử dụng đã được nâng cấp, ta xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 250-500km/h. Lúc này mới thật sự “ăn chơi” và tuyến này chỉ chở hành khách, trực tiếp cạnh tranh khốc liệt với đường hàng không. Tuy nhiên, tuyến đường sắt tốc độ cao này cũng nên thực hiện theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu cũng chỉ nên chạy vận tốc từ 200-250km/h; sau một thời gian dài khai thác mới nâng cấp lên vận tốc 350 km/h, thậm chí 400– 500km/h. Để đạt được vận tốc 500km/h thì công nghệ phức tạp lắm, hiện đại lắm. Nhật Bản đến năm 2023 dự kiến mới có thể có tuyến đường sắt chạy với tốc độ này. Do đó, hiện nay Việt Nam chưa thể mơ đến được.

Khi tuyến tốc độ cao này xong, Việt Nam sẽ có hai tuyến tàu Bắc - Nam chạy song song. Tuyến tàu nâng cấp sẽ dành chở hàng hóa và hành khách có thu nhập trung bình, còn tuyến tốc độ cao dành cho tầng lớp trung lưu. Việt Nam nên xây dựng đường sắt cao tốc theo lộ trình như vậy mới phù hợp với điều kiện kinh tế, vì nguồn lực nước ta còn yếu. Nhà nghèo mà mua ô tô sang sẽ làm cho nhà nghèo thêm.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Thu phí không dừng tất cả các làn tại Sân bay Nội Bài

Dịch vụ thu phí không dừng sẽ được triển khai tại tất cả làn thu phí ô tô ra vào Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
(PLVN) -Thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hệ thống các làn thu phí không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng dịch vụ dừng/đỗ ô tô tại đây đã hoàn tất thời gian vận hành thử nghiệm, chính thức áp dụng trên toàn Cảng.

353 camera sẽ giám sát giao thông tại Kiên Giang

 353 camera sẽ giám sát giao thông tại Kiên Giang
(PLVN) - Chiều ngày 18/12, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến bấm nút triển khai vận hành hệ thống camera giám sát, xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Ông Giang Thanh Khoa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị.

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.