Khoảng 20h30 ngày 19/7, tại quán internet Vikings Gaming Center (số 8, ngõ 198B Nguyễn Tuân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), người dân phát hiện một nam thanh niên rơi từ tầng 7 xuống đất, tử vong tại chỗ.
Danh tính người chết được xác định là Bùi Đức Hạnh (SN1991, trú tại phường Xuân Hoà, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc; tạm trú tại số 5 ngõ 7 Yên Phúc, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội), đang là sinh viên năm thứ 3 một trường đại học ở Hà Nội; là nhân viên của quán từ tháng 3/2014.
Cơ quan công an yêu cầu gọi tất cả nhân viên của quán ra “điểm danh”, phát hiện thiếu một nữ nhân viên tên V.T.D (SN 1988, quê Quỳnh Phụ, Thái Bình), làm thu ngân tại quán từ tháng 12/2013. Trước đấy, nhiều người thấy D đi cùng Hạnh lên tầng trên của tòa nhà. Sau đó một số người có nghe tiếng cãi nhau của đôi nam nữ, ít phút sau có tiếng la thất thanh báo Hạnh rơi từ trên tầng cao xuống, không thấy cô gái đâu. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tìm kiếm và phát hiện thi thể D trong nhà vệ sinh ở tầng 7.
Qua khám nghiệm tử thi cho thấy: Trên người nạn nhân nữ có 5 nhát đâm ở khu vực cổ, ngực và bụng, nguyên nhân tử vong do mất máu cấp. Còn Hạnh tử vong do đa chấn thương, rơi từ trên cao xuống. Ngoài ra vùng bụng, ngực có nhiều vết rách da dạng đâm thủng, trong đó có một vết đâm sâu thủng thành bụng.
Công an điều tra xác định: Sau khi Hạnh làm việc ở quán đã nảy sinh tình cảm với D. Yêu nhau một thời gian, gần đây, cô gái muốn chấm dứt mối quan hệ. Kiểm tra điện thoại của Hạnh có tin nhắn gửi cho mẹ ở quê với nội dung: “Mẹ, con xin lỗi” và nhắn cho chủ cửa hàng là: “Bên trong nhà vệ sinh tầng 7” (nơi giấu xác cô gái).
Hiện trường vụ án |
Công an xác định: Do mâu thuẫn trong quan hệ tình cảm, Hạnh đã gọi chị D. lên sân thượng để nói chuyện, sau đó dùng dao đâm chết cô gái, bê xác xuống giấu ở nhà vệ sinh. Hạnh dùng dao đâm vào bụng tự sát nhưng không chết nên lao đầu từ tầng 7 xuống.
Dưới góc độ xã hội học, PGS.TS Hoàng Văn Chức nhận định : Có thể chàng trai đã nghĩ « không ăn được thì đạp đổ »
Nguyên nhân chính dẫn đến việc thanh niên này giết người yêu, sau đó tự sát có lẽ do người trẻ tuổi nên hay có những “mơ mộng”, những suy nghĩ rất thiếu chín chắn, thêm nữa lại bị ảnh hưởng về những mối tình cực đoan trên mạng.
Công nghệ Internet đem lại cho con người một loại nghiện: nghiện Internet (nghiện sex, nghiện game, nghiện sống ảo…), trên internet ở nước ta tràn ngập cảnh, tin: cướp, giết, hiếp… Và những người sống ở môi trường này dễ mắc phải. Đôi nam nữ trong vụ án cũng không phải là ngoại lệ, có thể trong quá trình mưu sinh họ cũng đã mắc phải loại bệnh của thời đại “Bệnh nghiện internet”.
Với Hạnh, thủ phạm trong vụ trọng án: Tình yêu dành cho cô gái có thể là rất trong sáng, thành tâm, nên đã bị sốc khi tình cảm không được đáp lại, và có suy nghĩ “không được ăn thì đạp đổ”, dẫn tới hành vi giết người. Sau khi gây án, Hạnh nhắn tin cho mẹ: “Mẹ con xin lỗi”, đó là sự ân hận của anh ta về việc đã làm, đã phụ bạc người sinh thành. Hạnh cũng nhắn tin cho người chủ cửa hàng: “Bên trong nhà vệ sinh tầng 7”.
Anh ta biết chắc chắn mọi người sẽ đi tìm cô gái nên nhắn lại vị trí giấu xác cô để mọi người đỡ mất công. Đây cũng là một biểu hiện tình yêu chân thành của Hạnh đối với cô gái.
Còn với nạn nhân nữ, người Việt có câu: “Tại anh, tại ả, tại cả đôi đường”. Cô gái đã chết, nhưng cũng cần phải nhìn lại, liệu trong thời gian có quan hệ tình cảm với Hạnh rồi sau đó muốn chia tay, cô đã có hành động, thái độ gì gây hiểu lầm, ức chế cho Hạnh hay không, để khiến anh ta đeo bám, thất vọng.
Dưới góc độ tâm lý học, chuyên gia TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Thủ phạm dễ có tâm lý bất ổn vì thiếu vắng tình cảm người cha từ nhỏ
Bố mẹ Hạnh đã ly thân, Hạnh được mẹ nuôi nấng từ nhỏ. Như vậy, thanh niên này đã bị thiếu vắng tình cảm của người cha và vai trò gương mẫu của người nam trong giáo dục. Theo các nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia về tâm lý học gia đình, sự thiếu vắng người cha và sự gương mẫu người nam đối với trẻ liên hệ tới mật độ cao trẻ vị thành niên phạm pháp.
Số trẻ có xu hướng bị nữ tính hóa, thiếu những phẩm chất của đàn ông cao hơn, không những thế còn gây ra những bất ổn tâm lý tình cảm cho trẻ và cả về sau này – khi trưởng thành.
Hạnh sống tình cảm với mẹ mình vì người đầu tiên Hạnh nhắn tin sau khi gây án chính là người mẹ của mình. Chắc rằng mẹ Hạnh đã dành hết những tình cảm yêu thương cho con mình, chăm sóc, nuôi dạy con, cho Hạnh được ăn học bằng bạn bè. Hạnh mới đi làm từ tháng 3/2013, chắc là để kiểm thêm tiền lo trang trải tiền ăn học, cuộc sống khi xa mẹ. Do thiếu thốn tình cảm, gặp chị D lại bị từ chối tình yêu nên Hạnh đã có hành vi đáng tiếc nêu trên.
Đại tá, TS.Đỗ Cảnh Thìn - Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện cảnh sát nhân dân:
Mâu thuẫn trong quan hệ tình cảm nam nữ luôn là một dạng mâu thuẫn “kinh điển”. Bởi lẽ, trong quan hệ bình thường giữa con người với nhau không phải bao giờ và ở đâu cũng có sự êm thuận tuyệt đối. Sự bất đồng về những chuyện trong sinh hoạt, sự hiểu lầm, ghen tuông, chán nản, thậm chí là tuyệt vọng vẫn thường xảy ra trong các câu chuyện tình. Trong các dạng mâu thuẫn về tài sản, tiền bạc, về quyền lực, về tình ái thì mâu thuẫn về tình ái có rất nhiều sắc thái; có chất lãng mạn và cũng chứa đựng nhiều bi kịch, thậm chí nó còn là tác nhân quan trọng của những vụ án đặc biệt nghiêm trọng.
Trong vụ án này, cả nạn nhân và thủ phạm đều đã không đủ tỉnh táo để nhận ra giới hạn của tình cảm và những bi kịch mang đến cho bản thân. Và điều quan trọng là họ đã không nhận rõ được những giá trị đích thực của tình yêu, của cuộc sống. Sát hại nhau và tự sát, bản thân nó không giải quyết được mâu thuẫn, không mang lại bất cứ một giá trị nào cho cuộc tình đó. Nó không chỉ tước đi chính mạng sống của mình, của người mình đã (đang) từng yêu thương mà còn gây ra nỗi đau khôn cùng cho cha mẹ, người thân và gây mất an ninh trật tự xã hội; để lại những tiếng chê cười.
Hãy nhớ, tình yêu trong sáng, sống có tấm lòng, hướng đến những điều tốt đẹp thì dù có thể rơi vào những hoàn cảnh không mong muốn người ta vẫn có những hành động đúng đắn. Mọi mâu thuẫn đều có lời giải hợp lý. Rất tiếc cho hai bạn trẻ, tương lai đang rộng mở, cuộc đời còn rất dài nhưng họ đã có những lầm lạc trong nhận thức và tình cảm để rồi tự chuốc lấy bi kịch.
Mâu thuẫn trong quan hệ tình cảm nam nữ luôn là một dạng mâu thuẫn “kinh điển”. Bởi lẽ, trong quan hệ bình thường giữa con người với nhau không phải bao giờ và ở đâu cũng có sự êm thuận tuyệt đối. Sự bất đồng về những chuyện trong sinh hoạt, sự hiểu lầm, ghen tuông, chán nản, thậm chí là tuyệt vọng vẫn thường xảy ra trong các câu chuyện tình. Trong các dạng mâu thuẫn về tài sản, tiền bạc, về quyền lực, về tình ái thì mâu thuẫn về tình ái có rất nhiều sắc thái; có chất lãng mạn và cũng chứa đựng nhiều bi kịch, thậm chí nó còn là tác nhân quan trọng của những vụ án đặc biệt nghiêm trọng.
Trong vụ án này, cả nạn nhân và thủ phạm đều đã không đủ tỉnh táo để nhận ra giới hạn của tình cảm và những bi kịch mang đến cho bản thân. Và điều quan trọng là họ đã không nhận rõ được những giá trị đích thực của tình yêu, của cuộc sống. Sát hại nhau và tự sát, bản thân nó không giải quyết được mâu thuẫn, không mang lại bất cứ một giá trị nào cho cuộc tình đó. Nó không chỉ tước đi chính mạng sống của mình, của người mình đã (đang) từng yêu thương mà còn gây ra nỗi đau khôn cùng cho cha mẹ, người thân và gây mất an ninh trật tự xã hội; để lại những tiếng chê cười.
Hãy nhớ, tình yêu trong sáng, sống có tấm lòng, hướng đến những điều tốt đẹp thì dù có thể rơi vào những hoàn cảnh không mong muốn người ta vẫn có những hành động đúng đắn. Mọi mâu thuẫn đều có lời giải hợp lý. Rất tiếc cho hai bạn trẻ, tương lai đang rộng mở, cuộc đời còn rất dài nhưng họ đã có những lầm lạc trong nhận thức và tình cảm để rồi tự chuốc lấy bi kịch.