Chuyên gia dự báo thời tiết nói về các đợt không khí lạnh sắp tới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, từ nay đến Tết Dương lịch chưa có đợt không khí lạnh nào ảnh hưởng đến nước ta.

Ông Hưởng cho hay, hiện tại khối không khí lạnh vẫn đang là hình thế chi phối thời tiết Bắc Bộ vì thế khoảng thời gian từ nay đến hết năm 2023 vẫn duy trì tình trạng nắng hanh, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn, sương mù xuất hiện nhiều về đêm và sáng.

Cụ thể, dự báo trong thời gian nghỉ Tết Dương lịch 2024, khu vực Bắc Bộ, đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù, ngày giảm mây, trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ C, vùng núi 11-14 độ C, có nơi dưới 10 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 23-26 độ C, có nơi trên 26 độ C. Đêm và sáng trời rét.

Khu vực Trung Bộ, cụ thể khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, có mưa vài nơi, sáng có sương mù, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 22-25 độ C. Đêm và sáng trời rét. Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa rào (thời gian mưa tập trung chủ yếu về đêm và sáng). Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C, nhiệt độ cao nhất ngày từ 22-25 độ C. Đêm và sáng sớm trời rét.

Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, phía Bắc có mưa, mưa rào; phía Nam có mưa vài nơi, ngày trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất phía Bắc từ 19-22 độ C, phía Nam từ 22-24 độ C; nhiệt độ cao nhất ngày ở phía Bắc từ 24-27 độ C, phía Nam từ 28-31 độ C.

Khu vực Tây Nguyên ít mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 27-30 độ C. Đêm và sáng sớm trời rét.

Nam Bộ, ít mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30-33 độ C.

Cũng theo ông Hưởng, mùa đông năm 2023-2024, không khí lạnh được nhận định hoạt động yếu hơn trung bình nhiều năm; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Các đợt rét đậm, rét hại sẽ tập trung trong thời kỳ tháng 1 và 2/2024.

“Dự báo các đợt không khí lạnh nói chung là yếu, tuy nhiên vẫn không ngoại trừ khả năng có những đợt không khí lạnh mạnh gây ra hiện tượng cực đoan như sương muối, băng giá và có thể xảy ra mưa tuyết. Điển hình năm 2016 cũng là mùa đông ấm và cũng là năm đang xảy ra hiện tượng El Nino, tuy nhiên đã xảy ra một đợt không khí lạnh rất mạnh gây ra băng giá và mưa tuyết và nhiệt độ thấp nhất giảm mạnh, vùng núi xuống dưới 0 độ C, một số nơi nhiệt độ thấp dưới mức lịch sử đã từng quan trắc được”, ông Hưởng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.