Chuyển đổi xanh tại doanh nghiệp Việt: Còn nhiều gian nan!

Chuyển đổi xanh tại doanh nghiệp Việt: Còn nhiều gian nan!
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chuyển đổi xanh (CĐX) đã trở thành xu thế chung của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoay đó. Với cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26 và COP28, Việt Nam đã coi CĐX là một trong những ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, “xanh hóa” đang là vấn đề ai cũng biết nhưng không mấy ai làm, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).

Rào cản chi phí…

Tại COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ cùng cộng đồng quốc tế về mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (Net Zero) vào năm 2050. Đây là một quyết tâm chính trị vì lợi ích quốc gia và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ, CĐX đã dần trở thành khái niệm quen thuộc.

Mặc dù vậy, việc thay thế toàn bộ máy móc, quy trình cũ bằng các công nghệ, phương pháp “xanh hóa” mới là quá trình không hề đơn giản và đòi hỏi nguồn lực nhất định. Điều này cũng trở thành rào cản lớn nhất cho cuộc cách mạng CĐX trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs.

Ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) nhận định: “Một số lý do chính khiến các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam gặp khó khăn trong việc thực hiện CĐX là:

1. Các công nghệ xanh và giải pháp bền vững thường đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn. Đối với SMEs, việc chi tiêu một khoản tiền lớn vào công nghệ mới mà không thấy lợi ích ngay lập tức là một rủi ro lớn.

2. SMEs thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư vào các công nghệ và quy trình xanh. Các chính sách hỗ trợ tài chính từ Chính phủ hoặc các tổ chức tài chính vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy CĐX.

3. SMEs thường bị áp lực phải tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn để tồn tại. Điều này khiến họ ngại thực hiện những thay đổi mang tính chiến lược dài hạn như CĐX.

4. Ở Việt Nam, các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững dù đã có nhưng chưa thực sự chặt chẽ, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp chưa cảm thấy áp lực phải thay đổi. Thị trường tiêu thụ cũng chưa tạo ra đủ động lực khi người tiêu dùng chưa thực sự ưu tiên sản phẩm xanh”.

Là chủ một doanh nghiệp đang trong nỗ lực “xanh hóa”, CEO Trần Hoàn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Quốc tế AMITED chia sẻ: “CĐX là xu hướng thế giới và đối với doanh nghiệp sản xuất có định hướng xuất khẩu như chúng tôi, “xanh hóa” quy trình là điều cần thiết giúp bảo đảm công ty có chỗ đứng bền vững trên thị trường. Tuy nhiên, để ngay lập tức thay thế toàn bộ máy móc cũng như nguồn nguyên liệu và quy trình làm việc đáp ứng yêu cầu “xanh” 100% là điều không thể.

Ngoài tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp, việc giá thành tăng cao đột ngột cũng khiến phần lớn khách hàng khó hưởng ứng. Do đó, tôi cho rằng, CĐX là quá trình cần thay đổi từ từ và trên hết, bản thân người tiêu dùng phải hiểu để công nhận cũng như ủng hộ doanh nghiệp xanh”.

Ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường).

Ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường).

Đồng quan điểm với THMF, ông Vũ Minh Lực - Giám đốc điều hành BYD Việt Nam nhận định: “Xã hội hiện tại đang rất phụ thuộc vào nguồn năng lượng dầu mỏ, đồng thời thải ra môi trường nhiều khí carbon, những điều này dẫn đến tình trạng khí hậu toàn cầu nóng lên, gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên. Đồng thời, dầu mỏ là nguồn năng lượng không thể tái sinh, sẽ sớm đến ngày bị cạn kiệt. Vì thế không chỉ riêng BYD mà các đơn vị khác, ngành nghề khác cũng đang tích cực theo đuổi sự đổi mới kỹ thuật và bứt phá công nghệ để phát triển năng lượng mới.

Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng mới này cần bỏ ra rất nhiều công sức, vốn đầu tư cũng như thời gian, và có rủi ro về vấn đề hoàn vốn. Vì thế, hiện tại vẫn có rất nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục mô hình kinh doanh ngành năng lượng truyền thống, không muốn mạo hiểm đầu tư và nghiên cứu các kỹ thuật mới, hoặc sau khi áp dụng kỹ thuật mới chưa đạt được hiệu ứng xã hội và hiệu quả kinh tế tốt”.

Xu hướng tất yếu!

Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường đã triển khai một số giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs, trong quá trình CĐX như: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường… Các văn bản trên nhằm tạo khung pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong sản xuất và kinh doanh.

Bên cạnh đó, các chính sách về tín dụng xanh, thuế ưu đãi và giảm phí môi trường cũng đã được xem xét và triển khai để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình CĐX. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai các gói tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch, sản xuất xanh và các dự án bảo vệ môi trường.

Ngoài ra Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng đưa ra các nội dung về tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh ở Điều 149, 150 nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp huy động vốn cho các quá trình CĐX.

Đồng thời, Chính phủ và Bộ Tài nguyên & Môi trường đã xây dựng các chương trình và kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên liệu tái chế, giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất, các quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)…

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, sản phẩm “xanh hoá” với giá thành cao có thể làm giảm khả năng cạnh tranh và yếu tố “xanh” chưa được coi là tiên quyết trong tiêu chuẩn lựa chọn của phần lớn khách hàng, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Trong khi đó, chính nhu cầu của thị trường lại là động lực thay đổi cho doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Minh Lý, vấn đề này cần được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó:

Giá thành sản phẩm xanh: Sản phẩm xanh thường có giá thành cao hơn do chi phí sản xuất cao hơn, bao gồm chi phí nguyên liệu thân thiện với môi trường, công nghệ sản xuất tiên tiến và quy trình kiểm định chất lượng khắt khe hơn. Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs, việc này có thể gây ra khó khăn trong cạnh tranh với các sản phẩm thông thường có giá thành thấp hơn.

Lợi ích dài hạn: Mặc dù giá thành cao hơn, sản phẩm xanh có thể mang lại giá trị lâu dài cho khách hàng như tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động đến sức khỏe và môi trường, thậm chí là kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Nếu các lợi ích này được truyền tải một cách hiệu quả, khách hàng có thể nhận ra giá trị thực sự của sản phẩm xanh, không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn.

Nhận thức của khách hàng: Ở nhiều nơi, khách hàng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc sử dụng sản phẩm xanh, cả về mặt cá nhân (sức khỏe, tiết kiệm chi phí dài hạn) và mặt xã hội (bảo vệ môi trường, giảm phát thải). Điều này khiến họ ưu tiên giá thành hơn là yếu tố “xanh” khi lựa chọn sản phẩm.

Tuy nhiên, xu hướng này đang dần thay đổi. Ngày càng nhiều khách hàng, đặc biệt là thế hệ trẻ, bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững. Điều này có thể tạo ra sự thay đổi trong tiêu chuẩn lựa chọn sản phẩm, nơi yếu tố “xanh” trở thành một trong những yếu tố quyết định. Hơn hết, doanh nghiệp hiện nay cạnh tranh không chỉ dựa trên giá.

Sản phẩm xanh có thể xây dựng và củng cố giá trị thương hiệu, khi các doanh nghiệp có thể định vị mình là những đơn vị tiên phong trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Điều này không chỉ giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng mà còn mở ra các cơ hội mới trên thị trường. Trong một số trường hợp, sản phẩm xanh có thể được coi là một yếu tố khác biệt, giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ trong việc thu hút khách hàng cao cấp hoặc những người tiêu dùng có ý thức về môi trường.

* Ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường):

“Trong thời gian tới, tình hình thực hành CĐX tại doanh nghiệp Việt Nam dự kiến sẽ có những thay đổi tích cực. CĐX sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được sự tin tưởng của khách hàng, cải thiện chỉ tiêu tài chính, tăng lợi thế cạnh tranh, tạo khả năng vận hành bền vững và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Trong khi các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, châu Âu đã bắt đầu áp dụng Cơ chế điều chỉnh các bon - những rào cản, tiêu chuẩn về CĐX, ESG đối với các hàng hóa, dịch vụ, giải pháp nhập khẩu, vì vậy việc triển khai, áp dụng và thực hành CĐX là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh vào các thị trường khắt khe của Hoa Kỳ và châu Âu.

Hiện nay Nhà nước, Chính phủ tiếp tục ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong việc áp dụng các biện pháp xanh như các chính sách ưu đãi thuế, quy định về tiêu chuẩn môi trường hay các chương trình hỗ trợ tài chính cho các dự án CĐX. Hơn nữa chúng ta đang có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ xanh và quy trình sản xuất bền vững, nhằm giảm thiểu khí thải, chất thải ra môi trường.

Đặc biệt nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của CĐX, kinh doanh bền vững càng được tăng cao trước áp lực từ thị trường quốc tế, thị trường trong nước và yêu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường việc áp dụng, thực hành CĐX của các doanh nghiệp trong thời gian tới tôi nghĩ sẽ được triển khai tích cực hơn nữa!”.

* CEO Trần Hoàn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Quốc tế AMITED:

“Tôi mong rằng Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ sẽ có các chính sách khuyến khích tiêu dùng xanh như hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng, hoặc giảm thuế cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. Những biện pháp này có thể làm giảm chênh lệch giá giữa sản phẩm xanh và sản phẩm thông thường, tạo điều kiện cạnh tranh cho doanh nghiệp xanh.

CEO Trần Hoàn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Quốc tế AMITED.

CEO Trần Hoàn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Quốc tế AMITED.

Đồng thời, cần có các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ hơn để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sản phẩm xanh. Khi nhận thức của khách hàng được nâng cao, yếu tố “xanh” sẽ dần trở thành một tiêu chuẩn quan trọng trong quyết định mua sắm. Khi đã có “cầu” thì các doanh nghiệp sẽ lập tức tìm cách đáp ứng nguồn “cung” cho thị trường. Đó cũng chính là động lực lớn nhất để doanh nghiệp CĐX”.

Bộ Tài nguyên & Môi trường khuyến cáo: Trong quá trình áp dụng CĐX trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý các vấn đề sau để bảo đảm quá trình chuyển đổi diễn ra hiệu quả và bền vững:

Đánh giá hiện trạng và xây dựng lộ trình chuyển đổi: Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá toàn diện hiện trạng sản xuất và kinh doanh hiện tại, xác định những lĩnh vực có thể thực hiện CĐX và các rủi ro tiềm ẩn. Dựa trên đánh giá, doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình chi tiết với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, cùng với kế hoạch hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu đó.

Bảo đảm sự cam kết từ cấp lãnh đạo: Các lãnh đạo cần đưa ra các chiến lược rõ ràng và truyền tải tầm quan trọng của việc CĐX đến toàn bộ nhân viên. Cấp lãnh đạo cũng cần bảo đảm cung cấp đủ nguồn lực tài chính, kỹ thuật và nhân lực cho quá trình chuyển đổi, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các sáng kiến xanh.

Lựa chọn công nghệ và quy trình xanh phù hợp: Doanh nghiệp nên lựa chọn các công nghệ sản xuất xanh tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, đồng thời giảm thiểu chất thải và phát thải khí nhà kính; Áp dụng các quy trình quản lý và sản xuất bền vững như sản xuất sạch hơn (cleaner production), kinh tế tuần hoàn (circular economy) và quản lý chất lượng toàn diện (total quality management).

Đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên: Doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn cho nhân viên về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến sản xuất xanh, quản lý năng lượng, và bảo vệ môi trường; Tạo điều kiện cho nhân viên hiểu rõ về tầm quan trọng của việc CĐX, cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp và cộng đồng.

Tối ưu hóa chi phí và quản lý rủi ro: Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ chi phí trong quá trình chuyển đổi, bảo đảm đầu tư vào các giải pháp xanh mang lại giá trị lâu dài, và tối ưu hóa nguồn lực để tránh lãng phí; Đánh giá và quản lý các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình CĐX, từ rủi ro về tài chính, thị trường đến rủi ro về môi trường và xã hội.

Hợp tác và xây dựng liên minh: Xây dựng các mối quan hệ hợp tác với Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các nhà cung cấp và khách hàng để nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm; Tham gia các liên minh doanh nghiệp xanh để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy những sáng kiến chung về phát triển bền vững.

Truyền thông và tiếp thị sản phẩm xanh: Doanh nghiệp cần thường xuyên truyền thông nội bộ về các thành tựu và tiến bộ trong quá trình chuyển đổi xanh để khích lệ tinh thần và sự tham gia của nhân viên…

Đọc thêm

Tập đoàn Trump và Công ty Cổ phần Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên công bố hợp tác chiến lược

Tập đoàn Trump và Công ty Cổ phần Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên hợp tác chiến lược phát triển tổ hợp khách sạn 5 sao, sân golf tiêu chuẩn quốc tế... (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -   Tập đoàn Trump và Công ty Cổ phần Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên (gọi tắt là: Công ty Hưng Yên), một công ty con của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HSX:KBC), đã công bố sự hợp tác vào hôm nay. Dự án này sẽ tập trung phát triển tổ hợp khách sạn 5 sao, sân golf theo tiêu chuẩn quốc tế, khu dân cư sang trọng và các tiện ích đẳng cấp tại Việt Nam.

Hưng Yên ký kết biên bản ghi nhớ với các nhà đầu tư Mỹ xây dựng Tổ hợp cao cấp 1,5 Tỷ USD

Hưng Yên ký kết biên bản ghi nhớ với các nhà đầu tư Mỹ xây dựng Tổ hợp cao cấp 1,5 Tỷ USD
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chuyến tháp tùng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York (Hoa Kỳ), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa đã chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Hưng Yên và tổ hợp các nhà đầu tư quốc tế.

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện.
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan được bầu giữ vị trí Thành viên độc lập HĐQT EVNGENCO2

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan được bầu giữ vị trí Thành viên độc lập HĐQT EVNGENCO2
(PLVN) - Ngày 1/10, tại TP Cần Thơ, Tổng công ty Phát điện 2 - CTCP (EVNGENCO2) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Ngọc Lan tham gia Hội đồng quản trị EVNGENCO2. Đại hội còn có sự tham dự của 29 cổ đông sở hữu/đại diện ủy quyền trực tiếp cho 1.186.055.667 cổ phần, chiếm 99,5504% tổng số phiếu biểu quyết.

Vinachem đặt mục tiêu 3 năm để hoàn thành Dự án muối mỏ kali tại Lào

Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp (bìa trái) làm việc với đại diện Ủy ban Hợp tác Lào - Việt.
(PLVN) - “Đoàn công tác của Tập đoàn vừa có một chương trình làm việc rất hiệu quả với các Bộ, ngành, địa phương phía nước bạn Lào. Sau chuyến đi này, chúng tôi đặt mục tiêu tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án trong vòng 3 năm”, ông Phùng Quang Hiệp - Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) trao đổi với PLVN.

MB nhận "cú đúp" giải thưởng tại IR Awards 2024

MB nhận "cú đúp" giải thưởng tại IR Awards 2024
(PLVN) - Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024.

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch
(PLVN) -  Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Honeywell (Hoa Kỳ) vừa trao Thỏa thuận hợp tác trị giá 1,1 tỷ Đô la Mỹ về cung cấp các thiết bị điện tử và dịch vụ kỹ thuật hàng không cho đội tàu bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu của hãng. Sự kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân chuyến thăm và công tác tại Hoa Kỳ.

MB đề xuất loạt giải pháp phát triển tài chính xanh tại Hội nghị với Thủ tướng Chính phủ

Ông Lưu Trung Thái - Chủ tịch HĐQT MB tham luận tại hội nghị.
(PLVN) -  Tại Hội nghị với Thủ tướng Chính phủ, MB kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển tài chính xanh và kinh tế xanh nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Lễ kỷ niệm 34 năm thành lập PV GAS: Khẳng định quyết tâm phát triển trong 'Hành trình năng lượng xanh'

Lễ kỷ niệm 34 năm thành lập PV GAS: Khẳng định quyết tâm phát triển trong 'Hành trình năng lượng xanh'
(PLVN) - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tổ chức Lễ kỷ niệm 34 năm thành lập (20/9/1990 – 20/9/2024) vào đúng thời điểm đạt tới những thành tựu đáng tự hào, ghi dấu ấn phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp khí Việt Nam. Đặc biệt, PV GAS đang đứng trước những thời cơ và thách thức thức mới trong giai đoạn chuyển đổi mang tính chất bước ngoặt, chứng tỏ tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, “Một đội ngũ, một mục tiêu” để nắm bắt những vận hội mới, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đề xuất cơ chế cho doanh nghiệp mạnh thực hiện dự án đòi hỏi công nghệ cao

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đề xuất cơ chế cho doanh nghiệp mạnh thực hiện dự án đòi hỏi công nghệ cao
(PLVN) - Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T chia sẻ về nhiều dự án lớn của đơn vị và đề xuất cơ chế triển khai các dự án lớn, đòi hỏi công nghệ cao.

'Toán khó' EVN phải 'giải' khi điều chỉnh đầu tư nhiệt điện hơn 50 ngàn tỷ

Huy động vốn cho dự án điện khí này được dự báo sẽ mất rất nhiều thời gian.
(PLVN) - “Việc chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II từ nhiên liệu than sang khí LNG để hạn chế phát thải các chất độc hại ra môi trường là điều cần thiết, phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhưng đây là dự án cần huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn trong bối cảnh EVN đang đối mặt với những khó khăn về tài chính”, Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh trao đổi với PLVN.