Chuyển đổi sang nền kinh tế số: Doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc

Đứng trước xu hướng chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ trên toàn cầu, doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc
Đứng trước xu hướng chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ trên toàn cầu, doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc
(PLO) - Bài học nhãn tiền chính là chuyện taxi truyền thống đang vật lộn khốn khổ như thế nào với Uber, Grab. Nhưng taxi không phải là lĩnh vực duy nhất phải chống chọi với thời đại kinh tế số này… 

Lựa chọn tham gia hay là… chết?

Bằng rất nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau, từ trưng đề can “Đi taxi truyền thống là bảo vệ nền tài chính quốc gia” đến dán biểu ngữ “Đề nghị dừng thí điểm Uber, Grab vì có quá nhiều bất cập về điều kiện kinh doanh”, các hãng taxi truyền thống đang cho thấy họ đã phải có một cuộc chiến không cân sức với Uber, Grab. 

Cho dù chủ các hãng taxi luôn khẳng định họ không chủ trương dán đề can, biểu ngữ công khai phản đối nhưng hiện tượng nêu trên cũng cho thấy, dường như… cửa cạnh tranh của taxi truyền thống với taxi công nghệ đã quá hẹp. Đây chính là hiện tượng nhìn thấy rõ nhất của câu chuyện chuyển đổi sang sử dụng công nghệ hay là chết mà rất nhiều doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế và nhà quản lý đã nhìn thấy gần đây.  

Câu chuyện thuế liên quan đến Uber, Grab cũng được bàn tán nhiều nhưng gần đây, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính đã khẳng định không có chuyện Uber, Grab được đóng thuế ít hơn so với taxi truyền thống. Bộ Công Thương cũng đã từng khẳng định, các chương trình khuyến mãi liên tục của Uber, Grab đều không vi phạm Luật Cạnh tranh. 

Với sự cạnh tranh khá lành mạnh mà các hãng taxi truyền thống đã sống dở, chết dở thì chuyện cạnh tranh không lành mạnh sẽ đưa các doanh nghiệp đến vực thẳm nào?  Đây chính là vấn đề mà ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn HG đã đặt ra với các nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo ông Đức, khi phải chuyển đổi sang xu hướng công nghệ, trực tuyến, các doanh nghiệp Việt phải đối đầu với rất nhiều thách thức, nhất là trong vấn đề cạnh tranh lành mạnh hay không lành mạnh.  

Ông Đức cho biết, Tập đoàn HG đã có 20 năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch, được đánh giá là một trong số 10 công ty du lịch lớn nhất Việt Nam. Mỗi năm HG đón hơn 100 nghìn khách quốc tế vào Việt Nam, mang về cho Việt Nam số ngoại tệ không nhỏ với hơn 50 triệu USD. Tuy nhiên, đứng trước xu hướng chuyển đổi công nghệ trên toàn cầu, HG buộc lựa chọn tham gia vào cuộc chơi, buộc phải chuyển đổi cơ cấu công việc. 

Để cuộc chơi trên thế giới phẳng… sòng phẳng

Ông Ngô Minh Đức chia sẻ, là doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức truyền thống, dù vẫn làm chủ được cuộc chơi truyền thông nhưng do sớm nhận thức được xu hướng đi của thế giới nên ông đã lên kế hoạch bước vào cuộc chơi trong thế giới phẳng.  

Bước những bước chuyển đổi đầu tiên, từ cơ cấu offline sang làm bằng máy, công nghệ cao, HG hay bất cứ một DN nào khác cũng sẽ gặp phải thách thức vô cùng to lớn là phạm vi cạnh tranh ở mức… toàn cầu, nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là “cạnh tranh với những người khổng lồ”. Rồi phải chuyển đổi mạnh mẽ bằng công nghệ cao, từ một công ty du lịch thành một công ty công nghệ với hơn 50 kỹ sư công nghệ đang làm việc. 

Du lịch trực tuyến đã có từ rất lâu, các DN lớn đều đã tham chiến từ hàng chục năm nay. 90% thị phần du lịch trực tuyến hiện này đang rơi vào tay các DN  quốc tế như Agoda, Booking, Expedia, Traveloka. Họ hơn các DN Việt Nam ở kinh nghiệm, khoảng cách tài chính giữa các DN quốc tế và DN Việt Nam cũng rất lớn. Cộng thêm rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt là sự cạnh tranh không bình đẳng.

Ông Đức cho rằng, khi tham gia vào cuộc chơi ở thế giới phẳng, các DN Việt Nam chịu thiệt thòi ngay từ… sân nhà, bởi các DN quốc tế không phải nộp thuế, trong khi các DN Việt phải nộp thuế, phải báo cáo thuế hàng quý, chịu thanh, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước. Chưa kể việc các DN quốc tế có tiềm lực tài chính, “bao” thị trường bằng các chương trình khuyến mãi lớn mà các DN Việt không thể đủ tiềm lực để… lao theo.  

Ông Nguyễn Duy Quý, Giám đốc điều hành Tập đoàn Internet NOVAON cũng đồng quan điểm khi cho biết, bước vào cuộc chơi toàn cầu, DN cũng gặp nhiều khó khăn trong các thủ tục hành chính ở Việt Nam. DN của ông Quý đã trở thành đối tác cao cấp của “người khổng lồ” Google ở sân chơi Đông Nam Á (Việt Nam, Singaporre, Indonesia, Thái Lan và Philippines) với một quan điểm rất rõ ràng: “Ở bất kỳ một thị trường nào cũng có một mảng thị trường rỗng để chúng ta có thể chiếm dụng”. 

Tuy nhiên, điều mà vị này cho là mất lợi thế cạnh tranh ngay từ sân nhà chính là việc hoàn thành thủ tục hành chính.  Ông Quý cho biết, trong khi đã hoàn thành đầu tư và xin phép đầu tư xong ở Indonesia thì công ty ông lại gặp trục trặc ngay trên sân nhà khi “vẫn chưa xin được giấy phép sang Indonesia”. Chủ DN này đùa “Nước bạn đồng ý đón khách rồi mà tôi vẫn chưa xin được giấy phép đi”. 

Rõ ràng trong cuộc chơi toàn cầu này, ngoài việc phải cạnh tranh với những người khổng lồ trong thế giới phẳng, các doanh nghiệp Việt đang khá vướng mắc bởi những vấn đề thủ tục hành chính, điều mà họ không thể chủ động. Đây chính là điều mà các cơ quan quản lý nhà nước cần phải để ý để tạo cho các DN Việt lợi thế cạnh tranh, ít nhất là trên sân nhà. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 1 - Kênh huy động vốn nhiều tỷ USD

Việt Nam sẽ nhận được dòng tiền lớn nếu thị trường chứng khoán nâng hạng thành công. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu tỷ đồng được “bơm” ra trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, cần thêm kênh để huy động dòng tiền, ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong bối cảnh này, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm nay sẽ được xem là một kênh bổ sung dòng tiền hữu ích cho nền kinh tế.