Từ khóa: #Chuyển dịch năng lượng

'Cú hích' cho chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam là một quá trình quan trọng và cần thiết trong bối cảnh các quốc gia đang đối mặt với nhiều thách thức về năng lượng và môi trường. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Việt Nam đã có những bước đầu tiên thực hiện chuyển dịch năng lượng nhằm đáp ứng cam kết Net Zero vào năm 2050. Trong đó, việc thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp được coi là chính sách cụ thể, tác động trực tiếp tới quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam.

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

PV GAS nỗ lực chuyển dịch năng lượng

Phó Tổng Giám đốc PV GAS Trần Nhật Huy chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Với xu thế chung trên thế giới về phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, triển khai định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PV GAS đã rất chú trọng xây dựng, thực hiện các kế hoạch, mục tiêu để triển khai chương trình chuyển dịch năng lượng nhằm cụ thể hóa mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và hướng đến phát triển bền vững.

Thay đổi kỳ vọng về điện khí LNG để thực hiện cam kết khí hậu

Xu hướng phát triển LNG tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang đối mặt nhiều thách thức. (Ảnh: Reuters)
(PLVN) -  Trong giai đoạn 2020-2021, giá khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu tương đối rẻ nên việc phát triển điện khí LNG được xem là “cầu nối” chuyển dịch từ điện than sang năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, giá LNG tăng cao bởi các tác động địa chính trị trên thế giới. Bối cảnh này đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh lại kỳ vọng về điện khí LNG trong bức tranh năng lượng chung, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào 2050.

Nhiều lợi thế trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã phát triển hệ thống điện Việt Nam theo hướng xanh, bền vững, phù hợp cam kết tại COP26
(PLVN) -Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, việc đầu tiên cần làm là chuyển dịch năng lượng. Nhiều chuyên gia am tường về năng lượng trong, ngoài nước đều cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế về vấn đề này.