Chuột ăn cần sa tại phòng chứng cứ của cảnh sát Mỹ

Hình minh họa
Hình minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một sự cố đặc biệt đã xảy ra tại trụ sở cảnh sát thành phố New Orleans khi một lượng lớn cần sa đã biến mất sau khi bị chuột đột nhập vào kho vật chứng của cơ quan này và tiến hành ăn mất hóa phẩm này.

Theo Anne Kirkpatrick, Giám đốc cảnh sát thành phố New Orleans, tình trạng kém cỏi của các văn phòng cảnh sát đã dẫn đến việc chuột và sâu bọ xâm nhập kho vật chứng của cơ quan.

"Chúng tôi đang phải đối mặt với một tình trạng vô cùng bẩn thỉu, chuột đã sử dụng cần sa của chúng tôi và chúng đều cảm thấy phê", bà Kirkpatrick cho biết.

Bà Kirkpatrick cũng tiết lộ rằng phân chuột đã được phát hiện trên bàn làm việc của các cảnh sát. Tòa nhà này, nơi cảnh sát sử dụng làm trụ sở từ năm 1968, đã bị nấm mốc và gián xâm nhập.

Ông Ron Harrison, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu của công ty Orkin Pest Control, cho biết ông chưa bao giờ nghe nói về việc chuột ăn cần sa trước đây.

Ông Harrison cũng nhấn mạnh rằng tác động của cần sa trên chuột có thể tương tự như ở con người, tùy thuộc vào loại cần sa.

Theo Viện Quốc gia Mỹ về lạm dụng ma túy, nhiều người sử dụng cần sa sẽ trải qua cảm giác thư giãn và hưng phấn.

Bà Kirkpatrick cũng lên tiếng về điều kiện làm việc tại trụ sở cũ của cơ quan, gồm cả việc hỏng hóc điều hòa không khí và thang máy, tình trạng này đã gây ra sự lo lắng cho những nhân viên mới.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các ủy viên hội đồng thành phố New Orleans đang xem xét đề xuất chi 7,6 triệu USD để tạm thời di dời trụ sở cảnh sát đến một tòa nhà cao tầng ở khu trung tâm thành phố.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.