Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững: Giải ngân không hết, nhiều địa phương hoàn trả ngân sách

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Liên quan tới chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước mới công bố cho thấy có 28 tỉnh, thành phố đã không giải ngân hết kế hoạch vốn, phải hoàn trả ngân sách trung ương 165 tỷ đồng. 

Nhiều hạn chế

Thông qua kết quả kiểm toán của 49 tỉnh, thành phố đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đánh giá tuy các địa phương đã thực hiện cơ bản đầy đủ các nội dung của Chương trình, hầu hết các địa phương đều đạt hoặc vượt mục tiêu về tỷ lệ giảm nghèo, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cán bộ cấp xã nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình có ý nghĩa đối với người nghèo này. 

Một trong những hạn chế được KTNN chỉ ra là nhiều địa phương chưa bố trí đủ vốn ngân sách địa phương đối ứng cho Chương trình như: Tỉnh Gia Lai 52,5 tỷ đồng, Bắc Giang 38,7 tỷ đồng, Quảng Bình 28,9 tỷ đồng, Bình Định 25,4 tỷ đồng, Hà Tĩnh 19,7 tỷ đồng, Đắk Lắk 11 tỷ đồng...;  phân sai cơ cấu vốn đầu tư, vốn sự nghiệp cho các Dự án của Chương trình 30a, 135. 

Điển hình như tỉnh Sơn La, địa phương này đã phân bổ vốn đầu tư của Dự án 2 cho Dự án 1, số tiền 20 tỷ đồng; phân bổ vốn sự nghiệp Dự án 1 cho Dự án 2 với số tiền 3,7 tỷ đồng và Dự án 3, 4, 5 số tiền 5,8 tỷ đồng… Hay tại Cao Bằng, tỉnh này cũng phân bổ vốn sự nghiệp của Dự án 1 cho Dự án 3, Dự án 5 số tiền 5 tỷ đồng, Lạng Sơn phân bổ vốn của Dự án 1 (Tiểu DA1) cho Dự án 2, số tiền 2,9 tỷ đồng.

Cũng theo KTNN, ngoài không bố trí vốn đối ứng, phân bổ sai, không ít địa phương còn phân bổ vốn không đúng đối tượng như vốn đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng: Tỉnh Hà Giang 22 tỷ đồng, Bình Định 16,6 tỷ đồng, An Giang 7,8 tỷ đồng, Sơn La 1,7 tỷ đồng, Yên Bái 1,4 tỷ đồng, Hà Tĩnh 0,3 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: Tỉnh Sơn La 6,7 tỷ đồng, Phú Thọ 1,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, KTNN cũng chỉ ra tình trạng nhiều địa phương còn phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp duy tu, bảo dưỡng các công trình thuộc Dự án 1 (Chương trình 30a) vượt 6,3% vốn hỗ trợ đầu tư hàng năm theo quy định. Trong đó một số địa phương bị kiểm toán “bêu tên” như: Cao Bằng vượt 10,7 tỷ đồng, Điện Biên vượt 7,5 tỷ đồng, Lào Cai vượt 6,8 tỷ đồng, Bắc Kạn vượt 4,6 tỷ đồng, Lai Châu vượt 3,3 tỷ đồng, Bắc Giang vượt 1,2 tỷ đồng.

Thậm chí, các tỉnh như Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn phân bổ không hết hàng tỷ đồng nguồn Trung ương giao hoặc phân bổ kinh phí kết dư của Chương trình cho các đơn vị chưa đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nhiều nơi còn bố trí vốn cho các công trình khi chưa đủ thủ tục đầu tư hoặc không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Trong đó tỉnh Bình Định “đội sổ” với 36 danh mục công trình chưa đủ thủ tục đầu tư và 64 công trình không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. 

Khắc phục các vấn đề về cơ chế, chính sách

Một hạn chế mà KTNN cũng chỉ ra trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững là chưa bố trí hoàn trả vốn ứng trước hoặc bố trí để trả nợ vốn ứng trước của công trình không thuộc đối tượng Chương trình. Điển hình như tỉnh Quảng Ngãi có 90,9 tỷ đồng chưa bố trí hoàn trả vốn ứng trước và Gia Lai 26 tỷ đồng. Trong khi tỉnh Cao Bằng có 19,9 tỷ đồng bố trí để trả nợ vốn ứng trước của công trình không thuộc đối tượng Chương trình. 

Đáng chú ý, có 28/49 tỉnh, thành phố được kiểm toán đã không giải ngân hết kế hoạch vốn, phải hoàn trả ngân sách trung ương tới 165 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp 79 tỷ đồng; vốn đầu tư 86 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều địa phương đã giao cho một số UBND xã làm chủ đầu tư năng lực chuyên môn chưa phù hợp quy định hoặc một số UBND huyện làm chủ đầu tư áp dụng cơ chế đặc thù (Chương trình 135) chưa phù hợp. Đặc biệt rất nhiều địa phương đã phê duyệt điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư vượt thẩm quyền, chỉ định thầu cho một số gói thầu không đúng quy định.  

Theo kết quả kiểm toán, tỉnh Bình Định có giá trị gói thầu 4,995 tỷ đồng nhưng thực hiện hình thức chỉ định thầu; Kon Tum chỉ định thầu gói thầu thi công không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; An Giang chỉ định gói thầu trên 0,5 tỷ đồng; Bình Phước chỉ định thầu gói thầu dịch vụ đào tạo có giá trị trên 0,5 tỷ đồng, gói thầu mua phân bón NPK cao cấp có giá trị 2 tỷ đồng theo hình thức chào hàng cạnh tranh; Cao Bằng phê duyệt chỉ định thầu gói tư vấn lập dự án trước khi được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Từ kết quả kiểm toán, KTNN đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách đã nêu trong từng báo cáo kiểm toán. Đồng thời chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm đã nêu trong báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán thực hiện trong năm 2019.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.