"Chúng tôi sẽ ủng hộ Việt Nam hết mức để giải quyết vấn đề ở Biển Đông"

Ông Jitendra Sharma, nguyên Chủ tịch IADL đọc bản Tuyên bố của Hội luật gia quốc tế về tình trạng vi phạm leo thang tại biển Đông.
Ông Jitendra Sharma, nguyên Chủ tịch IADL đọc bản Tuyên bố của Hội luật gia quốc tế về tình trạng vi phạm leo thang tại biển Đông.
(PLO) - Sáng nay (11/6), Hội Luật gia Việt Nam được Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) ủy quyền tổ chức họp báo nhằm công bố nội dung bản tuyên bố phản đối các hành động vi phạm của Trung Quốc ngoài biển Đông. Ông Jitendra Sharma, thành viên Ban thường vụ Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) cho biết, sẽ ủng hộ Việt Nam hết mức để giải quyết vấn đề đang xảy ra ở Biển Đông.
Liên quan đến vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cùng với những hoạt động leo thang căng thẳng ở biển Đông trong hơn 1 tháng qua. 
Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) đã ra tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở biển Đông, đồng thời, đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng và kiềm chế các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông và trong khu vực. 
Đúng 9h30’ ngày 11/6, buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam. Tham dự họp báo có ông  Jitendra Sharma, thành viên Ban thường vụ Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL), Chủ tịch danh dự , Nguyên Chủ tịch IADL; ông Phạm Quốc Anh – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; ông Lê Minh Tâm - Ủy viên Ban Thường Vụ Hội Luật gia dân chủ Quốc tế, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam; ông Nguyễn Văn Quyền – Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Bà Lê Thị Kim Thanh – Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Đối ngoại và hợp tác quốc tế, Hội Luật gia Việt Nam…
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Chủ tịch HLGVN tuyên bố mục đích cuộc họp báo.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Chủ tịch HLGVN tuyên bố mục đích cuộc họp báo. 
Trong phát biểu tuyên bố mục đích cuộc họp báo, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Chủ tịch HLGVN chỉ rõ những hành động vi phạm phía Trung Quốc ngoài biển Đông: "Trước những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở biển Đông, cụ thể là việc giàn khoan Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài ra, trong hơn 1 tháng qua, các tàu của Trung Quốc cũng liên tục có những hành động bạo lực như đâm tàu chấp pháp Việt Nam, gần đây nhất là vụ việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam.” 
Phó Chủ tịch HLGVN còn khẳng định: “Đây là hành vi bạo lực, nguy hiểm gây quan ngại cho dư luận thế giới. Trước những hành động leo thang căng thẳng tại biển Đông, Hội Luật gia dân chủ thế giới rất quan ngại cho sự việc này.” 
Tiếp đó, người đại diện cho IADL - ông Jitendra Sharma, Chủ tịch danh dự IADL, nguyên Chủ tịch IADL đã đọc toàn văn tuyên bố phản đối hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở biển Đông.
Ông Jitendra Sharma, Chủ tịch danh dự IADL, nguyên Chủ tịch IADL tại cuộc họp báo sáng nay.
Ông Jitendra Sharma, Chủ tịch danh dự IADL, nguyên Chủ tịch IADL tại cuộc họp báo sáng nay.  
Nội dung bản tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông, đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng và kiềm chế các hành động vi phạm gây phức tạp.
Đặc biệt, trong bản tuyên bố của IADL đã nêu rõ những hành vi vi phạm nhân quyền, luật biển quốc tế. Quan ngại về những hành động mà Trung Quốc đang thực hiện ở biển Đông, IADL đã gửi thư cho chính quyền Trung Quốc với 4 nội dung:
1. Nhắc nhở tất cả các bên có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuyệt đối tuân thủ UNCLOS 1982, Công ước mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều là quốc gia thành viên; 
2. Đề nghị phía Trung Quốc làm rõ cơ sở pháp lý của các hành động:(1) đưa giàn khoan HD - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; (2) đưa tàu, máy bay và tàu quân sự tới hoạt động gần khu vực giàn khoan HD - 981; (3) tiến hành những hành vi khiêu khích như đâm, bắn vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam gây thiệt hại về phương tiện và đe dọa đến tính mạng con người cũng như các vụ việc tấn công tàu cá của Việt Nam xảy ra từ ngày 07/5/2014. 
3. Kêu gọi Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc và là một trong 5 quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ: (1) tôn trọng, tuân thủ và giữ gìn tuyệt đối Hiến chương Liên Hiệp Quốc; (2) xử sự đúng tư cách của một nước lớn cũng như đúng tư cách của 1 quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ trong việc giữ gìn và bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và thế giới. 
4. Yêu cầu chính quyền Trung Quốc đưa ra những phản hồi với IADL bày tỏ quan điểm về các vấn đề này. 
“Với tư cách là một tổ chức có mục tiêu hướng tới giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, IADL đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng và kiềm chế các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.” – ông Jitendra Sharma, Chủ tịch danh dự IADL nhấn mạnh trong khi đọc bản tuyên bố.
Sau phần tuyên bố, cuộc họp báo chuyển sang phần hỏi đáp. Rất nhiều câu hỏi liên quan tới việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở thềm lục địa Việt Nam được phóng viên các hãng thông tấn đặt ra cho các chủ tọa buổi họp báo. PV báo Pháp luật Việt Nam ghi lại:
Phóng viên tham dự cuộc họp báo của Hội luật gia Việt Nam.
Phóng viên tham dự cuộc họp báo của Hội luật gia Việt Nam. 
Báo điện tử Người đưa tin: Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Trong khi Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bằng chứng gì để chứng minh đường  9 đoạn của mình. Quan điểm pháp lý của IADL về vấn đề này thế nào? Trong vụ Philippin kiện Trung Quốc, vai trò của IADL như thế nào? 
Ông Jitendra Sharma: Quả thực, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói, về căn cứ pháp lý Việt Nam nắm rất chắc về chủ quyền với 2 quần đảo này. 
Tôi hoàn toàn nhất trí về bằng chứng lịch sử của Việt Nam, có thể nói, sự hiện diện vật lý về thời điểm cụ thể trong quá khứ xảy ra, nhưng chúng ta không có sự duy trì thường xuyên. Nói chung, bằng chứng về lịch sử đều khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với các quần đảo, không có lí lẽ nào biện hộ cho Trung Quốc đặt một vật thể như giàn khoan vừa rồi tại vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.  
Vụ việc của Philippin kiện Trung Quốc với vụ việc của Việt Nam không có nhiều tương đồng. Những bằng chứng lịch sử của VN tạo cho VN thế mạnh hơn rất nhiều so với philippin. Tôi sẽ không bình luận nhiều về vụ việc này.
Báo Đời sống và Pháp luật: Theo ông, nếu Việt Nam tiến hành kiện Trung Quốc thì nên kiện ra tòa án quốc tế nào? IADL sẽ hỗ trợ thế nào cho Việt Nam về mặt pháp lý?
Ông Jitendra Sharma: Trong một tình huống như thế này, khi một nước láng giềng rất mạnh có hành động như vậy, trong khi Việt Nam và Trung Quốc vẫn có quan hệ bình thường thì tôi tin rằng Việt Nam sẽ rất khó hành động.
Việt Nam là 1 dân tộc yêu hòa bình nên tôi tin rằng Việt Nam sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn đề theo con đường hòa bình.
Sẽ là vội vàng nếu chúng tôi dự đoán trước hành động tiếp theo của Việt Nam là gì. Chúng tôi muốn nói là chúng tôi luôn sát cánh bên cạnh người dân Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ ủng hộ Việt Nam hết mức để giải quyết vấn đề đang xảy ra ở Biển Đông.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan là 1 vi phạm trắng trợn, vì vậy Việt Nam hoàn toàn có quyền thực hiện tất cả các bước để giải quyết vấn đề của mình, đó là quyền của Việt Nam, nhưng dù thế nào, chúng tôi cũng luôn ủng hộ Việt Nam. 
Câu chuyện quyết định làm gì thì chúng tôi để Việt Nam tự lựa chọn chứ chưa đưa ra bất cứ góp ý nào. Cho đến hiện tại, chúng tôi chỉ có thể nói rằng, cho dù Việt Nam kiện ở bất cứ tòa án quốc tế nào, chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam. Chúng tôi cũng đã có kêu gọi trực tiếp với phía Trung Quốc là tôn trọng chủ quyền hợp pháp của phía Việt Nam. 
VOV: Có nhiều ý kiến cho rằng một kết quả có lợi cho Việt Nam mà tòa án quốc tế cũng không mang tính ràng buộc nên có thể phán quyết của tòa quốc tế sẽ không được thực thi? Trong trường hợp này Việt Nam nên làm thế nào?
Ông Jitendra Sharma: Thực ra chúng ta không có cách nào để buộc một nước phải tuân thủ theo phán quyết của tòa án quốc tế.  Đã từng xảy ra vụ việc phán quyết của tòa không được thực thi, tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ cũng không có cách nào, bởi bản thân tòa án quốc tế chỉ là cơ quan đưa ra phán quyết chứ không có cơ chế cưỡng chế thực thi. Trừ khi LHQ tuyên bố nếu nước nào đó không thực hiện theo phán quyết của tòa án quốc tế thì nước đó sẽ bị tước bỏ tư cách thành viên LHQ. 
Cho dù phán quyết không được thực thi, nhưng việc chúng ta đưa vụ việc ra tòa án quốc tế cũng thể hiện sự mạnh mẽ trong việc bảo vệ chủ quyền của mình./.

PV: Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.