Trung Quốc cố tình xuyên tạc Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Trung Quốc cố tình xuyên tạc Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
(PLO) -  Trong buổi họp báo về vấn đề Biển Đông, Việt Nam khẳng định trước báo chí trong nước và Quốc tế về chủ quyền của  Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đang cố tình xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử.
Xâm lược không thể tạo ra chủ quyền
Chiều qua - 23/5, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo quốc tế về biển Đông, với nội dung chủ yếu để cung cấp cơ sở pháp lý và các bằng chứng chứng tỏ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Trên thực tế, VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, các nhà nước phong kiến VN đã thực thi chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa (VN) một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không bị nước nào phản đối. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Pháp nhân danh VN tiếp tục quản lý hai quần đảo trên, đồng thời phản đối các yêu sách của nước khác đối với hai quần đảo này. 
Chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco vào tháng 9/1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham dự của 51 nước. 
Tại Hội nghị này, phái đoàn Liên Xô đã đề nghị trao Hoàng Sa cho TQ nhưng 49/51 quốc gia đã phản đối. Trưởng phái đoàn VN Trần Văn Liệu đã khẳng định chủ quyền của VN nhưng không gặp phản đối từ bất cứ nước nào tham dự. 
Hiệp định Geneva năm 1954 về khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của VN. Theo Hiệp định, Pháp rút khỏi VN. Phù hợp với Hiệp định, sau khi Pháp rút khỏi VN vào năm 1956, VN Cộng hòa tiếp quản chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. VN Cộng hòa đã có hành vi thực hiện chủ quyền hai quần đảo này. TQ tham gia Hiệp định Geneva 1954 nên họ phải tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.
Năm 1974, TQ đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của VN. VN Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã phản đối hành động này và khẳng định chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. 
Theo ông Hải, từ góc độ luật pháp quốc tế, hành vi chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho TQ. 
Bị vong lục ngày 12/5/1958 của TQ cũng khẳng định rõ một nguyên tắc của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Thực tế, đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của TQ ở Hoàng Sa. Việc TQ nói có chủ quyền ở Hoàng Sa của VN là không có cơ sở pháp lý.
Trung Quốc viện dẫn sai lệch Công thư 1958
Cũng tại cuộc họp báo, ông Hải nêu sự việc TQ gần đây đã viện dẫn sai lệch Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1958 để nói rằng VN đã thừa nhận chính thức chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa. 
Ông Hải khẳng định, Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi nhận và tán thành việc TQ mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý, đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của VN tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà TQ tuyên bố.
Việc Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không nhắc gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với thực tế vì hai quần đảo này nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VN Cộng hòa và được Pháp chuyển giao cho VN Cộng hòa theo Hiệp định Geneva mà TQ cũng tham gia. 
Ông Hải khẳng định, việc TQ gần đây nói Hoàng Sa không có tranh chấp là mâu thuẫn với quan điểm của chính lãnh đạo cấp cao TQ. Ngày 24/9/1975, trong cuộc trao đổi với Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động VN Lê Duẩn, Phó Thủ tướng TQ Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận hai nước có tranh chấp và khẳng định hai bên có thể bàn bạc với nhau. 
Ý kiến Phó Thủ tướng TQ Đặng Tiểu Bình đã được ghi lại trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao nước này ngày 12/5/1988. Đặng Tiểu Bình là lãnh đạp cấp cao TQ nên hiểu rất rõ vấn đề quần đảo Hoàng Sa và phía TQ không nên nói và làm ngược với ý kiến của các lãnh đạo trước đây.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Đỗ Văn Hậu khẳng định tất cả mọi hoạt động dầu khí của VN đều nằm trong thềm lục địa của VN, được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Thực tế này được quốc tế công nhận, nhiều công ty dầu khí nước ngoài đã và đang có hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí với VN tại các lô thuộc thềm lục địa của VN. Quan điểm gần đây của TQ thực chất muốn biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, muốn hiện thực hóa yêu sách “Đường lưỡi bò” bị cả cộng đồng quốc tế lên án./.

Đọc thêm

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng nay, 1/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH.

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới”. TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau lễ đón chính thức được tổ chức hết sức trọng thể tại Hoàng cung, sáng 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm, trao đổi sâu rộng với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.

Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước bứt phá và cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp 3).

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: https://bnc.tuyenquang.dcs.vn)
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.