“Trung Quốc đang thất bại trong chính sách đối ngoại”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.Ảnh: Internet
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.Ảnh: Internet
(PLO) - Một nhà phân tích người Mỹ cho rằng Trung Quốc đang thất bại trong chính sách đối ngoại do chính mình vạch ra khi cố tìm cách thuyết phục các nước láng giềng về mục tiêu trỗi dậy hòa bình nhưng lại gieo rắc sự ngờ vực với những hành động đơn phương tại các vùng biển xung quanh. 
Phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức ở Trường Đại học Philippines ngày 9/6, ông Robbert Sutters – một Giáo sư về quan hệ quốc tế ở Trường Đại học George Washington, Mỹ - cho rằng, chính sách tái cân bằng tới châu Á của Mỹ cũng như việc nước này đang củng cố các mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực châu Á không phải nhằm mục đích kích động một cuộc đối đầu vũ trang với Trung Quốc. 
Bên cạnh đó, ông Sutters cũng cho rằng Trung Quốc vẫn chưa có khả năng để đi đến một cuộc xung đột với Washington dù kinh tế nước này đang tăng trưởng mạnh và Bắc Kinh đang tăng cường mở rộng quân sự ở mức độ chưa từng thấy. 
Ông Suttters khẳng định sẽ không thể xảy ra một cuộc chiến tranh trong tương lai gần. Bởi, theo vị Giáo sư, Tổng thống Obama không hề thích thú với việc đối đầu với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn thứ 3 của Mỹ và vì công chúng Mỹ không muốn xảy ra những sự vụ như vậy. 
Đề cập đến các tuyên bố của Mỹ khi cảnh báo Trung Quốc không sử dụng vũ lực và đe dọa tại các vùng biển đang có tranh chấp, ông Sutters nói: “Vấn đề mấu chốt ở đây rất rõ ràng, Mỹ muốn khuyên can Trung Quốc. Nước Mỹ đang có những hành động can gián, giống như tất cả các chính phủ tại châu Á đang làm”. 
Trong khi đó, theo Giáo sư Sutters, Trung Quốc lại đang thất bại trong chính sách đối ngoại của mình khi đang ra sức thuyết phục các nước láng giềng về mục tiêu trỗi dậy hòa bình nhưng lại dấy lên những ngờ vực, lo ngại thông qua những hành động đơn phương tại các vùng biển Đông và biển Hoa Đông. 
“Trung Quốc có một di sản tồi tệ ở châu Á. Họ có tầm ảnh hưởng không? Câu trả lời là có. Nhưng họ có nước nào để trông mong không? Có nước nào ủng hộ Trung Quốc không? Tôi không thấy có nước nào cả” – ông Sutters lập luận, với dẫn chứng là những sự kiện xảy ra gần đây như ở bãi cạn Scarborough và quần đảo Senkaku đã gây tổn hại không ít tới uy tín của Bắc Kinh.
Ông Sutters cũng nói thêm rằng Trung Quốc đang có những vấn đề nghiêm trọng trong nội bộ đe dọa tới sự ổn định của nước này như khoảng cách giàu nghèo quá lớn, nền kinh tế phát triển về lượng chứ chưa thực chất. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang cần phải duy trì sự phát triển kinh tế hiện nay nên Trung Quốc sẽ không muốn xảy ra vấn đề lớn với Mỹ. 
Theo ông Sutters, các chính sách châu Á của Trung Quốc, trong đó có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông sẽ thất bại, dù nó có vẻ sẽ thành công ở thời điểm hiện nay. “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là chính phủ duy nhất trên thế giới ở tầm vóc này không thừa nhận sai lầm trong chính sách đối ngoại. Họ không bao giờ nhận lỗi. Kết quả là họ không thể giải quyết những vấn đề mà mình đang đối mặt hiệu quả. Tôi nghĩ đây là một yếu tố cản trở lớn đối với Trung Quốc” – Giáo sư Sutters nhận định.
Ông Sutters thừa nhận vị trí của Mỹ trên toàn cầu đang suy giảm nhưng ông cho rằng Washington vẫn là lãnh đạo tại châu Á. Ông cũng cho biết Mỹ luôn sẵn sàng duy trì sự ổn định tại khu vực đang tăng trưởng mạnh mẽ này. “Những người Mỹ không làm vậy vì họ yêu châu Á mà vì họ có lợi ích khi làm như vậy” – ông cho biết thêm.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.