Chữa thai lưu bằng... mía

Trước khi sinh bé thứ hai, tôi đã từng bị thai lưu 7 lần. Nhờ được một thầy lang mách ăn mía luộc mà tôi đã tự chữa được bệnh của mình.

Trước khi sinh bé thứ hai, tôi đã từng bị thai lưu 7 lần. Nhờ được một thầy lang mách ăn mía luộc mà tôi đã tự chữa được bệnh của mình.

Tôi năm nay đã gần 50 tuổi, có hai con gái 24 và 14 tuổi. Thời gian còn phải sinh nở, tôi từng rất vất vả vì mãi không sinh được con thứ 2 với lý do là có thai là bị lưu. Lần đầu thai lưu là 4 tháng, sau đó tuổi thai cứ rút ngắn lại 3 tháng, 2 tháng rưỡi và lần cuối cùng là tôi chỉ thấy nghén 1 tuần là thai lưu ngay. Tổng cộng tôi đã bị thai lưu 7 lần từ năm 1994 đến 1999.

Trong thời gian giữa các lần bị thai lưu, tôi đã đến các bệnh viện, gặp các thầy thuốc để chữa, kể cả đến Bệnh viên C, nhưng đều không có kết quả. May mắn, tôi được mách đến gặp ông lang thuốc nam ở Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh để mua thuốc chữa. Tuy nhiên, ông lang đó nói luôn là bệnh của tôi không cần thuốc gì cả, ông ấy không bán thuốc cho tôi và bày cho tôi cách chữa thai lưu như sau:

1. Trước khi có thai và trong thời gian mang thai ngay từ tuần đầu tiên đều phải ăn mía luộc hoặc hấp chín: mía tươi mua ở chợ về (xanh, tím đều được), dóc sạch vỏ, bỏ khúc đầu mắt của mía, đem nấu, luộc hay hấp chín rồi ăn, ngày nào cũng ăn từ 1 đến 5 đốt (không lấy đoạn đầu mắt). Thai lớn lên thì lượng ăn cũng tăng, các bạn mới ăn đừng tham ăn nhiều sẽ nhanh chán, không ăn được những ngày sau đó. Ăn đến khi nào cảm thấy thai nhi tốt thì thôi (tốt nhất nên ăn đến lúc đẻ).

2. Trong thời gian mang thai tránh tuyệt đối các loại hoa quả, thực phẩm của Trung Quốc, chỉ nên ăn những loại hoa quả của Việt Nam, không dấm bằng hóa chất là được.

Lúc đầu, tôi cũng không tin lắm nhưng thấy ông thầy không thèm bán thuốc cho tôi (phần lớn thầy thuốc đều muốn bệnh nhân mua thật nhiều thuốc) và bảo tôi về cứ ăn mía là được nên tôi đã thử ăn mía. Kết quả ngay lần có thai giữa năm 1999, tôi đã giữ được cháu, hiện giờ cháu đã học lớp 7, học giỏi và ngoan ngoãn.

Tôi trao đổi kinh nghiệm của chính bản thân mình để mọi người tham khảo. Nếu ai đó bị thai lưu cũng nên thử xem sao, nói chung là mía rất tốt cho sức khỏe của mọi người.

Chúc các mẹ, các bé mạnh khỏe!.

(Đinh Hằng Nga)

Theo VnExpress

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.