Chữa đắng họng hậu COVID-19 thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
Hậu COVID-19, tôi bị đổ mồ hôi nhiều, cảm giác cổ họng luôn khô, đắng nên phải uống nhiều nước. Xin bác sĩ cho lời khuyên? 

Bác sĩ Lê Xuân Thắng, nguyên bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 trả lời:

Trường hợp này, có thể do kích thích thần kinh giao cảm nên hay bị ra mồ hôi nhiều. Bạn cần bổ sung thêm nước và điện giải (dung dịch Oresol) để bù lại lượng điện giải có thể mất qua bài tiết mồ hôi.

Hiện tại, bạn đã âm tính với SARS-CoV-2, nếu có những triệu chứng khó chịu như mô tả, có thể đến khám tại chuyên khoa tiêu hoá để các bác sĩ kiểm tra chi tiết cho bạn và chỉ định thuốc điều trị. Tránh chủ quan và tự dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc cũng như chỉ định.

SARS-CoV-2 cũng có thể xâm nhập hệ tiêu hóa. Virus tiến vào cơ thể qua 2 con đường là đường hô hấp và đường tiêu hóa bằng cách các gai của virus gắn vào các tế bào của hệ thống ACE2. Trong khi đó, các thụ thể men chuyển ACE2 có rất nhiều trên hệ tiêu hóa, từ gan mật đến đường tiêu hóa ống.

COVID-19 có thể gây rối loạn bài tiết các men tiêu hóa, acid ở đường tiêu hóa dẫn đến loét dạ dày. Nghiêm trọng hơn là biểu hiện xuất huyết tiêu hóa. Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở tất cả các mức độ bệnh COVID-19 từ nhẹ, trung bình, nặng, thậm chí sau khi khỏi COVID-19 với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tất cả điều này đều dẫn đến hậu quả là làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.

Nếu gặp vấn đề nội tiêu hóa do COVID-19, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, sốt, chán ăn và có tới 40% bệnh nhân có biểu hiện đau bụng. Chưa có tài liệu hay nghiên cứu nào liên quan đến việc mắc COVID-19 khiến nước đưa lên cổ họng bị đắng. Vì vậy, có thể bạn đang gặp vấn đề khác liên quan đến nội tiêu hóa.

Chúc bạn nhiều sức khỏe và sớm bình phục!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cấp phép vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam

Ảnh minh họa: Môi trường và đô thị
(PLVN) -  Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới phê duyệt vaccine ngừa sốt xuất huyết cùng zona thần kinh và phế cầu 23. Trong đó, vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam cho cá nhân mà không cần xét nghiệm trước khi tiêm.

2 trẻ nhỏ ở Lào Cai nguy kịch vì ho gà

Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Ảnh: SYT Lào Cai
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai vừa ghi nhận trên địa bàn 2 bệnh nhi mắc ho gà nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nguy kịch vì mắc cúm B

Bệnh nhân mắc cúm B đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc Cúm B nặng. Hai trong số đó đã được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể). Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Gần 30 người ở Cao Bằng nghi nhiễm lỵ trực trùng

Để chủ động phòng, chống bệnh do lỵ trực trùng, người dân cần thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng mới ghi nhận 28 ca tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng trên địa bàn. Ngành y tế địa phương đang tăng cường các biện pháp xử lý ổ dịch và tìm tác nhân gây bệnh.

Gia đình 8 người nhập viện sau ăn nấm

Nấm mọc vườn ngô nơi các cháu nhỏ đã hái về ăn.
(PLVN) - Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang, trên địa bàn huyện Mèo Vạc vừa xảy ra 1 vụ ngộ độc nghi do ăn phải nấm độc làm 8 người trong một gia đình nhập viện.

'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.