Chủ tịch UBND TP Cần Thơ không 'né' vấn đề 'nóng'

Thủ phủ của miền Tây sông nước, Cần Thơ luôn ý thức phát triển để xứng đáng với vai trò đầu tàu của vùng. Ảnh: kenhdulich
Thủ phủ của miền Tây sông nước, Cần Thơ luôn ý thức phát triển để xứng đáng với vai trò đầu tàu của vùng. Ảnh: kenhdulich
(PLO) - Không né tránh trước những vấn đề “nóng”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống thẳng thắn chia sẻ những điều được và chưa được của Cần Thơ trong cuộc trao đổi với PLVN.

Được mệnh danh là thủ phủ của miền Tây Nam bộ, Cần Thơ đã chọn hướng đi nào để phát triển nhằm xứng đáng với đầu tàu của khu vực. Thưa ông?

- Để xứng đáng với đầu tàu của khu vực, về phát triển kinh tế Cần Thơ thực hiện tái cơ cấu sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại; đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Khuyến khích đầu tư, phát triển mạnh và đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm dịch vụ có lợi thế như: kho bãi, cảng vận, logistics, viễn thông, tài chính - ngân hàng… 

Đồng thời, phát triển hệ thống hạ tầng thương mại theo hướng văn minh hiện đại; đầu tư phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ, nâng dần vai trò trung tâm thương mại của vùng. Thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Tiếp tục mở rộng diện tích cánh đồng lớn đạt 20.000ha trên mỗi vụ sản xuất; khôi phục và phát triển các làng nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế; tranh thủ các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (ODA) để đẩy nhanh phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị. Tạo điều kiện và khuyến khích thu hút các tập đoàn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nguồn lực tài chính lớn, công nghệ hiện đại vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mở rộng sản xuất. 

Về văn hóa - xã hội: Cần Thơ tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục gắn với hoàn thiện mạng lưới giáo  dục, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp...Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Thực hiện các chính sách tạo việc làm gắn với phát triển thị trường lao động; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015, Cần Thơ xếp thứ 14/63 tỉnh, thành. Ông nói gì khi Cần Thơ vẫn nằm ngoài top 10? 

- Mặc dù chỉ số PCI 2015 tăng 1 bậc so với năm 2014, đứng thứ 5 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xếp trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành “Khá”, nhưng Cần Thơ nhận thấy vẫn còn một số vấn đề cần cải thiện.

Cụ thể, công tác quy hoạch phát triển làm định hướng thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu tính dự báo dài hạn, thiếu tính liên kết vùng, liên kết ngành hàng; Một số văn bản có liên quan chưa hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ nên phần nào ảnh hưởng đến việc hướng dẫn cho tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hồ sơ.

Công tác thực hiện giao dịch điện tử nhằm giảm chi phí thời gian, chi phí đi lại, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp đến nay tỷ lệ thực hiện chưa đạt được kỳ vọng; Công tác xúc tiến thu hút đầu tư vào thành phố diễn ra chậm, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài là do thành phố thiếu quỹ đất sạch, tiến độ giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn đăng ký của nhiều dự án còn thấp; Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được điều phối, đổi mới, trong quá trình xúc tiến đầu tư còn dàn đều  chưa có trọng tâm, trọng điểm.

Việc cắt giảm thủ tục hành chính, các sở ngành còn phụ thuộc vào hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương nên chưa chủ động rà soát những thủ tục không nằm trong quy định, không phù hợp để mạnh dạn đề xuất cắt giảm.

“Trong quản lý, điều hành, cán bộ lãnh đạo phải biết lắng nghe, nhìn nhận những mặt hạn chế để sửa đổi, rút kinh nghiệm nhằm đưa địa phương phát triển”, Chủ tịch UBND Cần Thơ Võ Thành Thống.
“Trong quản lý, điều hành, cán bộ lãnh đạo phải biết lắng nghe, nhìn nhận những mặt hạn chế để sửa đổi, rút kinh nghiệm nhằm đưa địa phương phát triển”, Chủ tịch UBND Cần Thơ Võ Thành Thống.

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được Trung ương xác định là vấn đề cực kỳ quan trọng hiện nay. Là Phó Bí thư Thành ủy, ông có thể cho biết Cần Thơ đã triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 4 của Đại hội XI và Nghị quyết TƯ 4 của Đại hội XII của Đảng như thế nào?

- Thực hiện Nghị quyết TƯ 4 khóa XI, các cấp ủy đảng đã triển khai, quán triệt đến 100% đảng viên toàn đảng bộ tham gia học tập, quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI. Đây là Nghị quyết đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ TP Cần Thơ. Với việc triển khai thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nghiêm túc bằng nhiều hình thức và những cách làm đa dạng thích hợp đã đem lại sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên toàn thành phố.

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 4 gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 85% địa phương, đơn vị có sự chuyển biến khá; tình hình chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong lãnh đạo, quản lý điều hành đã góp phần ngăn chặn hành vi tiêu cực là tiền đề xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; bình quân hàng năm Đảng bộ thành phố có gần 87% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh và gần 90% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ; công tác tự phê và phê bình trở thành thường xuyên, thực hiện nghiêm túc trong sinh hoạt chi bộ, qua đó khối đoàn kết trong Đảng được tăng cường, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống tham nhũng, lãng phí...

Với Nghị quyết TƯ 4 khóa XII, Thường trực Thành ủy đã tổ chức báo cáo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ tư cho cán bộ chủ chốt thành phố và cán bộ hưu trí thuộc diện Thành ủy quản lý; chỉ đạo các cấp ủy đảng triển khai nhanh trong cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ thành phố. Về việc triển khai Nghị quyết TƯ 4 (khóa XII), Thành ủy trên tinh thần chuẩn bị, khi có văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, Thành ủy sẽ tiến hành thực hiện triển khai nghiêm túc, hiệu quả trong toàn Đảng bộ thành phố và tuyên truyền phổ biến đến các tầng lớp nhân dân trong toàn thành phố thực hiện.

Vừa qua, Cần Thơ xảy ra một số vụ việc tiêu cực của một số cán bộ thanh tra giao thông, khiếu nại kéo dài của một số đảng viên. Theo ông, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đến đâu trong vấn đề này?

- Phải khẳng định những vụ việc như trên chỉ là thiểu số và ít nhiều gây ảnh hưởng đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cần Thơ. Nguyên nhân là do ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của một số cá nhân còn yếu kém, nhưng cũng có phần trách nhiệm về quản lý của lãnh đạo đơn vị. 

Đây là vụ việc xảy ra ngoài mong muốn, vì vậy ngay sau khi xảy ra dấu hiệu tiêu cực, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo ngay đơn vị có liên quan báo cáo vụ việc để có hướng xử lý nghiêm trách nhiệm của từng cá nhân theo đúng quy định. 

Đồng thời, lãnh đạo thành phố cũng thường xuyên chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng  gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm tránh xảy ra những sai phạm như những vụ việc đáng tiếc nêu trên.

Đặc biệt, trong quản lý, điều hành, cán bộ lãnh đạo phải lắng nghe, nhìn nhận những mặt hạn chế để sửa đổi, rút kinh nghiệm nhằm đưa địa phương phát triển.

Ông đánh giá thế nào về công tác tư pháp trong việc đóng góp cho sự phát triển của địa phương?

- Ngành Tư pháp đã tham mưu cho thành phố thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bổ trợ tư pháp, mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Điển hình là hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư ngày càng đi vào nền nếp, đội ngũ luật sư ngày một nâng cao về số lượng và chất lượng đủ khả năng tham gia tranh tụng các vụ án lớn tại tòa, góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai; hoạt động công chứng cũng được đẩy mạnh xã hội hóa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng phục vụ người dân của các công chứng viên; công tác giám định tư pháp ngày càng được củng cố, kiện toàn, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tại địa phương, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật.

Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (TTHC) được quan tâm thực hiện thường xuyên cùng với việc giải quyết TTHC nhằm kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những TTHC, quy định có liên quan không cần thiết, không phù hợp, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Ngành Tư pháp cũng làm tốt vai trò thẩm định hoạt động xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của từng văn bản, góp phần tích cực trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của thành phố. 

Thời gian qua, Cần Thơ đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội.

Theo đó: Tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,55%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt 65,3 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế (năm 2016), tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,32%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 32,53%, khu vực dịch vụ chiếm 58,15% trong cơ cấu GRDP. 

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước thực hiện 1.553,1 triệu USD.  Kim ngạch nhập khẩu thực hiện 440,2 triệu USD. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện 44.880 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 14.765 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu giao thực hiện 8.737 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương 9.709 tỷ đồng, vượt 28,4% dự toán Trung ương giao và đạt 100% dự toán HĐND thành phố giao…

Cảm ơn ông và chúc Cần Thơ ngày càng phát triển!

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.