Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Pháp Nicolas Warnery

Chiều 10/7, tại Phủ Chủ tịch, tiếp Đại sứ Cộng hòa Pháp Nicolas Warnery tới chào nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn và tin tưởng, dù trên bất cứ cương vị nào, Đại sứ sẽ tiếp tục dành những tình cảm tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam, là cầu nối thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Pháp Nicolas Warnery. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chúc mừng Đại sứ Nicolas Warnery hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác, đóng góp tích cực vào việc vun đắp quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, Chủ tịch nước đánh giá hợp tác Việt Nam - Pháp có nhiều bước tiến quan trọng. Nhắc lại cuộc gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại London trong chuyến tham dự Lễ Đăng quang Nhà Vua Anh Charles III tháng 5 vừa qua, Chủ tịch nước cho biết, đã trao đổi, mong muốn sớm đón Ngài Tổng thống thăm Việt Nam để cùng thống nhất các định hướng phát triển quan hệ hai nước trong tương lai.

Đại sứ Nicolas Warnery nêu rõ, mặc dù trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch COVID-19, Việt Nam và Pháp vẫn duy trì hiệu quả quan hệ hợp tác. Đại sứ bày tỏ cảm kích trước việc Việt Nam đã trao tặng khẩu trang kịp thời, góp phần hỗ trợ Pháp ứng phó với COVID-19 trong thời gian dịch diễn biến căng thẳng.

Chia sẻ vinh dự và tự hào được đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Đại sứ cho biết, Pháp chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ với Việt Nam trong mọi lĩnh vực cả song phương và trên các diễn đàn khu vực, quốc tế.

Năm 2023, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023) và tròn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Đại sứ cho biết, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mong muốn sớm gặp lại Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng để cùng trao đổi, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước, đặc biệt là chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu bởi Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong lĩnh vực này. Pháp cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam bảo tồn các công trình văn hóa, di sản kiến trúc Pháp, nhất là cầu Long Biên - một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội qua năm tháng…

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Pháp Nicolas Warnery. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn tình cảm, đóng góp của Đại sứ Nicolas Warnery dành cho Việt Nam; tán thành với những đề xuất của Ngài Đại sứ về việc thúc đẩy hợp tác toàn diện hai nước.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, 50 năm qua, quan hệ Việt Nam - Pháp đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, nhất là thời gian 10 năm từ khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Việt Nam cảm ơn Pháp đã hỗ trợ hàng triệu liều vaccine, góp phần giúp Việt Nam ứng phó với COVID-19.

Để tăng cường quan hệ hai nước trong thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy các cuộc tiếp xúc, trao đổi, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao. Qua Đại sứ, Chủ tịch nước trân trọng gửi lời mời và cho biết, Việt Nam sẵn sàng đón Tổng thống Emmanuel Macron sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.

Chủ tịch nước đề nghị hai bên thúc đẩy trao đổi đoàn ở cấp địa phương; xúc tiến nhiều hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, qua đó làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc. Việt Nam hoan nghênh các chương trình, dự án hợp tác của doanh nghiệp hai nước; mong muốn Pháp sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) nhằm tối ưu hóa tiềm năng hợp tác song phương.

Trao đổi với Đại sứ về hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực bảo tồn những công trình văn hóa, di sản kiến trúc mang sắc thái Pháp tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam, Chủ tịch nước mong muốn phía Pháp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để việc duy tu, bảo tồn này được triển khai hiệu quả.

Đánh giá cao quan điểm của Pháp về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước mong muốn Pháp tiếp tục ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam về bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng không, hàng hải trên Biển Đông và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.