Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao HĐBA Liên Hợp Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hôm nay (19/4), Việt Nam sẽ tổ chức Phiên thảo luận cấp cao trực tuyến với chủ đề "Vai trò của các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa xung đột". 
 

Xây dựng lòng tin, đối thoại

Theo TTXVN, ngày 19/4, Hội nghị cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì là sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo an và là hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kể từ sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Nội dung của phiên thảo luận là hợp tác Liên Hợp Quốc với các tổ chức khu vực trong xây dựng lòng tin và đối thoại nhằm ngăn ngừa, giải quyết xung đột…

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang cho biết, Việt Nam chủ trì xây dựng và tích cực tham vấn để thông qua Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an.

Tuyên bố sẽ có các nội dung quan trọng, khẳng định tầm quan trọng của hợp tác giữa Liên Hợp Quốc/ Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc;

Khẳng định các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại những thành tố thiết yếu góp phần ngăn ngừa, giải quyết xung đột; ghi nhận, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc, các tổ chức khu vực và các bên liên quan trong thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, đối thoại trong khu vực của mình, vì lợi ích chung của hòa bình, ổn định, hữu nghị hợp tác, phát triển bền vững trên thế giới.

Tuyên bố có nội dung kêu gọi các nỗ lực tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc/ Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực cũng như giữa các tổ chức khu vực với nhau trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột hướng tới xây dựng nền hòa bình bền vững; khuyến khích Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột, tái thiết hậu xung đột, duy trì hòa bình…

Có thể nói, "Vai trò của các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa xung đột" là chủ đề quan trọng, bao trùm nhất của Hội đồng Bảo an với vai trò là cơ quan chủ chốt của Liên Hợp Quốc trong việc ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Đây cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hòa bình, ổn định là xu thế lớn song xung đột, cạnh tranh vẫn diễn ra gay gắt ở một số nơi.

Là thành viên của nhiều cơ chế khu vực quan trọng, nhất là ASEAN, Việt Nam mong muốn các tổ chức khu vực phát huy hơn nữa vai trò của mình, tăng cường hình ảnh và chia sẻ trách nhiệm với Liên Hợp Quốc trong việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột ở khu vực, vì sự ổn định và phồn vinh của khu vực và thế giới.

Ông Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, ngay từ khi xây dựng các chủ đề ưu tiên cho nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, Việt Nam đã xác định thúc đẩy vai trò của các tổ chức khu vực trong hợp tác với Hội đồng Bảo an nói riêng và với Liên Hợp Quốc nói chung. 

Đây cũng là sự kế thừa và tiếp nối những thành quả đạt được trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020 và sáng kiến của Việt Nam trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an lần thứ nhất (tháng 1/2020) khi tổ chức phiên họp lần đầu tiên của Hội đồng Bảo an với chủ đề "Hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN".

Phiên thảo luận cấp cao trực tuyến với chủ đề "Vai trò của các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa xung đột" sẽ nâng tầm các sáng kiến của Việt Nam, không chỉ với riêng ASEAN mà còn đóng góp vào duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, mà cụ thể là trong việc thúc đẩy các biện pháp về xây dựng lòng tin, đối thoại để phòng ngừa, giải quyết xung đột. Thông qua sự kiện này, Việt Nam muốn khẳng định cam kết, nỗ lực của mình trong giải quyết các thách thức toàn cầu đang đặt ra với cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt, việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận chính là sự khẳng định ở cấp cao nhất về chủ trương, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Tăng cường vai trò của ASEAN

Chủ đề của Phiên thảo luận: "Vai trò của các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa xung đột" là một trong chủ đề được Việt Nam ưu tiên chú trọng trong bối cảnh Việt Nam vừa hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020, là thành viên tin cậy, có trách nhiệm, đóng vai trò trung tâm của khu vực và cộng đồng quốc tế.

Trong thập kỷ qua, ASEAN đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các nước trong khu vực, biến khu vực Đông Nam Á từ một khu vực có nhiều xung đột, tranh chấp thành một khu vực hòa bình, thịnh vượng như hiện nay.

ASEAN vẫn đang tiếp tục phát huy vai trò quan trọng đó trong việc tạo ra cơ chế, diễn đàn để gia tăng lòng tin giữa các quốc gia thành viên, cũng như giữa các quốc gia thành viên với các nước đối tác ở trong và ngoài khu vực.

Theo ông Đỗ Hùng Việt, với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN có thêm tiếng nói, vị trí, vai trò ngày càng lớn hơn trong các vấn đề liên quan trực tiếp đến khu vực cũng như tăng cường sự hiện diện của ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực tại Liên Hợp Quốc. "Vai trò của các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa xung đột" chính là sự kết nối giữa hai vai trò quan trọng này.

Thông qua sự kiện này, Việt Nam sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, của Liên Hợp Quốc đối với hợp tác cùng ASEAN; tăng cường vai trò của ASEAN tại các diễn đàn, thể chế quốc tế trong thời gian tới.

Phiên thảo luận cũng là dịp để lãnh đạo Liên Hợp Quốc, lãnh đạo các tổ chức khu vực như ASEAN, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), cũng như lãnh đạo các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an cùng trao đổi để khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực, chia sẻ các kinh nghiệm của mỗi tổ chức khu vực trong việc xử lý các vấn đề khó khăn, thách thức tại khu vực của mình.

Qua đó, hợp tác giữa các tổ chức khu vực với nhau và giữa các tổ chức khu vực với Liên Hợp Quốc sẽ thêm gắn kết, hình thành mạng lưới chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh và đồng thời phối hợp trong việc chia sẻ nguồn lực, tăng cường năng lực của các tổ chức khu vực.

Việt Nam kỳ vọng đây sẽ là một sự khởi đầu cho một quá trình dài hơi hơn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các vấn đề liên quan đến tổ chức khu vực và vai trò của các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa xung đột, đóng góp vào nỗ lực chung của Liên Hợp Quốc là hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới./.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.