Chống gian lận thi cử năm 2019: Các bài đạt điểm cao sẽ được chọn để chấm kiểm tra

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngày 11/5, tại buổi tập huấn báo chí, Bộ GD-ĐT đã chia sẻ một số thông tin liên quan tới tuyển sinh đại học năm 2019. Đồng thời, đại diện Bộ GD-ĐT cũng trả lời những vấn đề nóng đang được tiếp tục điều tra xử lý về số thí sinh Lạng Sơn, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La có liên quan đến gian lận năm 2018 còn tiếp tục học tại các trường đại học (ĐH)…

Không thể gọi nhập học thí sinh trượt oan!

Trả lời ý kiến cho rằng những thí sinh đã có dấu hiệu liên quan gian lận là đương nhiên phải hủy kết quả thi không thể tiếp tục theo học, nhưng tại sao chưa bị hủy kết quả. ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD-ĐT  lý giải: Về xử lý sai phạm, quy chế thi đã quy định rõ về xử lý cán bộ tham gia tổ chức thi, cá nhân liên quan khác vi phạm quy chế thi (Điều 48) và xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi (Điều 49). 

Đặc biệt, ngay Điều 49 đã ghi rất rõ các mức độ xử lý sai phạm của thí sinh: cảnh cáo; đình chỉ thi; trừ điểm bài thi; hủy bỏ kết quả thi; hủy bỏ kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm.

Trong các hình thức xử lý kỷ luật với thí sinh, Khoản 7, Điều 49 ghi rõ: “Đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan quản lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; Đối với các trường hợp vi phạm khác, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định tại điều này”.

“Quan điểm của Bộ GD-ĐT và Bộ Công an là xử lý rất quyết liệt. Tuy nhiên, việc xử lý sai phạm phải dựa trên chứng cứ thuyết phục về mặt pháp luật, để làm sao vừa xử lý nghiêm, nhưng cũng phải tránh cực đoan và tránh bị lợi dụng để làm mất an toàn xã hội” - ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về các thí sinh bị mất cơ hội vào ĐH do những thí sinh gian lận điểm thi, tại sao không tiếp nhận số thí sinh điểm cao vẫn trượt, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết thêm: Hiện các cơ sở giáo dục ĐH tự chủ và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh, phù hợp với quy chế tuyển sinh. Việc xử lý sai phạm liên quan đến kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh không chỉ được áp dụng bởi các quy định trong Quy chế mà còn các qui định của một số văn bản quy phạm pháp luật khác và các qui định cụ thể, đề án tuyển sinh của cơ sở giáo dục ĐH.

Theo bà Phụng, với 82 thí sinh được nâng điểm bị hủy kết quả trúng tuyển, nếu giải quyết theo hướng những thí sinh có điểm tiệm cận các thí sinh này được vào nguyện vọng thế chỗ thì sẽ phải tiếp tục giải quyết cho 82 thí sinh ở các nguyện vọng thấp hơn. Điều này sẽ diễn ra như chuỗi hiệu ứng domino với tất cả các nguyện vọng của thí sinh.

Theo bà Phụng, năm ngoái, các thí sinh đăng ký từ 1 đến 48 nguyện vọng. Vậy nếu giải quyết thì sẽ gây xáo trộn toàn bộ hệ thống. Và thậm chí lúc đó lại đặt ra tiếp vấn đề 22.000 thí sinh trúng tuyển không nhập học thì giải quyết quyền lợi cho các thí sinh khác muốn nhập học vào 22.000 chỉ tiêu đó như thế nào?

Do đó, bà Phụng cho hay Bộ GD-ĐT xếp việc này vào diện những hậu quả không có khả năng khắc phục. Mặc dù, câu hỏi đặt ra về quyền lợi của thí sinh mất chỗ oan vì gian lận thi cử là có lý, nhưng đó là việc không thể giải quyết được đến cùng một cách hợp lý cho tất cả các thí sinh liên quan.    

Những giải pháp chống gian lận

Ông Mai Văn Trinh cho biết, năm nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành những quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi. Cụ thể, thí sinh tự do, thí sinh là học viên giáo dục thường xuyên phải thi chung điểm thi với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT (tỉ lệ ít nhất 60% trong tổng số thí sinh của điểm thi). Khu vực lưu trữ đề thi, bài thi có camera an ninh giám sát 24/24 giờ, có lực lượng công an trực an ninh 24/24 giờ. Hơn nữa, năm nay các điểm thi phải thực hiện nghiêm túc việc bốc thăm phân công cán bộ coi thi để đảm bảo khách quan. Cán bộ giám sát phòng thi được phân công theo quy định mỗi cán bộ giám sát không quá 7 phòng thi.

Quy trình, quy cách niêm phong túi đựng bài thi cũng có nhiều thay đổi để hạn chế tối đa gian lận thi cử. Cụ thể, các điểm thi sẽ sử dụng nhãn niêm phong theo mẫu bằng giấy dễ rách, dùng 1 lần, trên nhãn niêm phong có họ tên, chữ ký của phó trưởng điểm thi là cán bộ của trường ĐH, CĐ, sau khi dán nhãn thì dán phủ một lớp băng dính trong lên nhãn niêm phong một vòng quanh túi đựng bài thi. 

Đối với việc chấm bài thi tự luận (ngữ văn) do Sở GD-ĐT chủ trì, ông Trinh cho biết Bộ đã quy định chặt chẽ việc cách ly trong khi làm phách, bảo mật số phách. Đồng thời, phải thực hiện nghiêm túc việc chấm 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.

Ông Trinh nhấn mạnh: “Chúng tôi yêu cầu ráp phách thủ công ít nhất 20% số bài thi ngữ văn, tiến hành nhập kết quả chấm tự luận theo 2 vòng độc lập, sau đó đối sánh để đảm bảo không có sai sót rồi mới cập nhật kết quả chấm thi lên hệ thống phần mềm quản lý thi. Căn cứ kết quả phân tích dữ liệu thống kê kết quả thi của các địa phương, trong trường hợp cần thiết sẽ chấm thẩm định các bài thi”.

Với một loạt giải pháp kỹ thuật trên, Đại diện Bộ GT-ĐT cho hay năm 2019, kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ được công bố chậm 3 ngày so với năm 2018. Cụ thể, thời gian công bố kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 là 14/7.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...