Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt
Cơ cấu đi cùng chất lượng
Cùng với việc giới thiệu những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung của Luật bầu cử Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND), hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã nghe công bố dự kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá XIII..
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên chủ trì phiên họp
Theo đó, trong số 500 đại biểu của Quốc hội khóa XIII, dự kiến số đại biểu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được bầu là 183 người chiếm 36,6 %, đại biểu các cơ quan đơn vị địa phương là 387 người, chiếm 63,4%. Cơ cấu cho đại biểu dân tộc thiểu số chiếm 18%, đại biểu nữ chiếm 30%, đại biểu trẻ dưới 40 tuổi chiếm 14%, đại biểu là người ngoài Đảng từ 10 đến 15%, đại biểu chuyên trách Quốc hội 165 người, chiếm 33%. Việc phân bổ tỉ lệ đại biểu trung ương và địa phương hợp lý để Quốc hội hoạt động có hiệu quả. Nhiều ý kiến đã phân tích và đề xuất một số vấn đề như: tăng số đại biểu là người dân tộc thiểu số, tăng số lượng Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu là doanh nghiệp, người ngoài Đảng…bên cạnh đảm bảo cơ cấu cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng đại biểu. Các đại biểu cũng đã thảo luận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của Uỷ ban TƯ MTTQ Việt
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu ghi nhận những ý kiến của các thành viên UBTWMTTQVN và cho biết, các ý kiến này sẽ được xem xét, tiếp thu, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội để thống nhất lần cuối cùng về cơ cấu thành phần, số lượng đại biểu theo hướng đảm bảo ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về bầu cử
Hôm qua, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử, Trưởng tiểu ban chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền Nguyễn Đức Kiên, Tiểu ban đã tiến hành phiên họp lần thứ nhất. Theo dự thảo phân công công việc, Tiểu Ban tuyên truyền gồm có 18 thành viên, được giao những nhiệm vụ cụ thể thực hiện kế hoạch và nội dung công tác thông tin, tuyên truyền. Với mục đích nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần làm chủ, ý thức tự giác tham gia bầu cử để lựa chọn những người tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào Quốc hội và HĐND các cấp, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân, dự thảo kế hoạch chỉ rõ: công tác thông tin tuyên truyền phải đảm bảo ba yêu cầu, trong đó đặt lên hàng đầu là làm cho người dân thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử. Dự thảo kế hoạch cũng nêu rõ nội dung thông tin, tuyên truyền tập trung chủ yếu vào các vấn đề: tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử và các văn bản hướng dẫn; tuyên truyền về Nhà nước và Quốc hội Việt Nam; tuyên truyền pháp luật về bầu cử; về sự ủng hộ, tham gia của nhân dân đối với đường lối đổi mới của Đảng và tuyên truyền về công tác bảo đảm cho cuộc bầu cử thành công. Các phương thức tuyên truyền sẽ được tổ chức đa dạng, phong phú, phù hợp với các tầng lớp nhân dân. Theo tiến độ, công tác tuyên truyền sẽ được chia thành ba đợt, bắt đầu từ 12/2/2011. Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử, Trưởng tiểu ban chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền đã lưu ý một số vấn đề trong công tác tuyên truyền đồng thời nêu rõ: ở Trung ương có Tiểu ban thì ở địa phương cũng nên thành lập tiểu ban để xác định trách nhiệm của các cơ quan. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh: việc bầu cử diễn ra sau thành công của Đại hội Đảng, nhiệm kỳ cũng gắn với nhiệm kỳ Đại hội Đảng và là năm đầu tiên tiên triển khai các Văn kiện Đại hội Đảng. “Phải và tập trung sức lực, lựa chọn những đại biểu thực sự tiêu biểu về đức, tài vào các cơ quan dân cử”, Phó Chủ tịch nói. Thu Hằng