Chính thức thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

AEC mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp
AEC mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp
(PLO) - Việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào ngày 31/12 vừa qua. Nhiều cơ hội được mở ra và thách thức cũng không phải ít với cộng đồng doanh nghiệp và trong hành trình cạnh tranh khốc liệt đó. Và sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước là điều được kỳ vọng nhiều nhất…
“Chơi” cùng lúc với 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Thông tin từ  Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, đến nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 220 nước và vùng lãnh thổ. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 9 năm trước, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn chủ động đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (FTA) với nhiều nước trong khu vực và thế giới. 
“Các FTA là một dạng thức đặc biệt của hội nhập kinh tế quốc tế với những cam kết ở mức ưu đãi đặc biệt, thị trường được mở cửa rộng hơn, nhanh hơn so với WTO…”- ông Trịnh Minh Anh,  Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế nhấn mạnh. Ông Minh Anh cũng lưu ý, với 11 FTA đã được ký kết, đến nay Việt Nam đã có quan hệ FTA với 5 khu vực thị trường lớn nhất thế giới và có quan hệ FTA với 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Do đó, năm 2015 là năm bản lề của hội nhập kinh tế quốc tế, là năm chúng ta bắt đầu thực hiện chiến lược xoay trục thị trường từ Đông Bắc Á sang châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và châu Mỹ, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, quan hệ kinh tế thương mại nhằm hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc. Hội nhập quốc tế hiện nay không còn là xu thế nữa mà đã trở thành một thực tế khách quan…”, ông Trịnh Minh Anh khẳng định.
Cơ hội nhiều, thách thức không ít
Với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế (AEC, TPP, FTA VNEU...) có hiệu lực, theo dự báo sẽ có tác động lớn hơn nhiều các cam kết trong khuôn khổ WTO cũng như các hiệp định trước đây. 
Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, sự ra đời của AEC trong năm tới sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng tưởng GPD của Việt Nam thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5% vào năm 2025. “Trên quy mô tổng thể, hội nhập kinh tế sẽ giúp tạo thêm 14 triệu việc làm ở khu vực ASEAN và cải thiện đời sống của 600 triệu người dân hiện sinh sống trong khu vực. Nhưng điều này chỉ có thể đạt được nếu có được sự quản lý hợp lý và quyết liệt để thực thi một cách hiệu quả…”- báo cáo lưu ý.
Theo ông Nguyễn Hồng Cường – Vụ trưởng ASEAN (Bộ Ngoại giao), sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 và việc triển khai Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 tạo ra cả cơ hội và thách thức đan xen đối với Việt Nam. 
Cụ thể, đối với doanh nghiệp (DN) sẽ có cơ hội chính như có môi trường kinh doanh rộng lớn hơn và thuận lợi hơn, có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn hơn, có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua quy mô, năng suất và giảm chi phí sản xuất; thuận lợi hơn khi đầu tư ra các nước ASEAN khác. 
Tuy nhiên, các DN cũng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt, thậm chí ngay tại thị trường Việt Nam; một số DN với năng lực cạnh tranh thấp sẽ khó có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng có giá trị cao và lợi nhuận tốt…
Ông Trịnh Minh Anh cũng lo ngại, trong cuộc cạnh tranh đó các DN nhỏ và vừa của Việt Nam khó trụ được nếu không có sự nỗ lực thực sự. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là phải tuân thủ các định chế, các cam kết quốc tế nên tính phụ thuộc lẫn nhau sẽ ngày càng sâu sắc hơn, điều đó cũng có nghĩa là làm tăng sự tùy thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào các thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế và các DN Việt Nam có thể bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế. 
Theo ông Anh, bên cạnh nỗ lực của các DN trong việc chủ động tìm hiểu, nắm vững các cam kết, lộ trình hội nhập; tái cơ cấu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; nắm bắt thời cơ để có những điều chỉnh…, thì DN cũng cần kịp thời phản ánh thực tiễn cũng như vướng mắc trong quá trình triển khai các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế cho các bộ, ngành liên quan; chủ động tham gia, đóng góp ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình đàm phán và xây dựng chính sách kinh tế thương mại quốc tế. 
“Bộ Công Thương, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế luôn sẵn sàng cung cấp các thông tin về hội nhập kinh tế, luôn đồng hành, lắng nghe ý kiến của các DN để xây dựng các chính sách quản lý, điều hành phù hợp và hỗ trợ sự phát triển của ngành…”- Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế khẳng định…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.