Chính sách tài chính minh bạch và công bằng sẽ tạo niềm tin của người dân vào Chính phủ

Hội thảo tổng kết Dự án “Tài chính cho Phát triển”.
Hội thảo tổng kết Dự án “Tài chính cho Phát triển”.
(PLVN) - Áp dụng chính sách thuế minh bạch và công bằng nhằm đảm bảo thu ngân sách để đầu tư cho dịch vụ công thiết yếu như giáo dục và y tế, tăng độ bao phủ của những dịch vụ này tới toàn dân, đặc biệt là phụ nữ, người nghèo, cận nghèo, các nhóm dân tộc và lao động di cư là con đường hiệu quả để tăng niềm tin của người dân với Chính phủ. 

Sau 5 năm triển khai (2016-2020), hôm nay - 8/10,  Oxfam và các đối tác trong Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam (VATJ), Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) và Liên minh Khoáng sản đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Tài chính cho Phát triển”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia chính sách công, đại diện địa phương và cộng đồng người dân tham gia dự án khẳng định lại các khuyến nghị đối với Chính phủ gồm ba trụ cột quan trọng: thuế, công khai minh bạch ngân sách, và sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong việc giám sát thu ngân sách và chi tiêu công tại địa phương.

Dự án “Tài chính cho Phát triển” ra đời trong bối cảnh các ưu đãi thuế cho DN và trốn tránh thuế tại Việt Nam khiến thất thu ngân sách, gây thiếu hụt nguồn lực đầu tư cho dịch vụ công như y tế và giáo dục. 

Ưu đãi thuế DN của Việt Nam ước tính khoảng 62 nghìn tỷ VND trong năm 2016, tương đương 7% thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc trốn, tránh thuế ước tính gây thất thu từ 15,6 đến 20,7 nghìn tỷ VND mỗi năm trong giai đoạn 2013-2017. Gánh nặng chi tiêu cho các dịch vụ thiết yếu đè nặng lên vai người dân. Trong khi đó, thất thoát và tham nhũng đang diễn ra khá nghiêm trọng trong các dự án đầu tư công.  

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Sáng lập VATJ, Nguyên Viện trưởng và hiện là Cố vấn trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), đại diện VATJ cho rằng, việc cải thiện tình trạng ngân sách ở Việt Nam cần bắt đầu từ tiết kiệm và phân bổ chi tiêu hợp lý, chứ không phải nhờ tăng cường thu từ các sắc thuế mới hoặc tăng thuế suất. “Chưa nên mở rộng nguồn thu ngay mà nên cắt giảm chi tiêu trước để giảm gánh nặng nợ công…” - Chuyên gia này đề nghị.

Cũng theo ông Thành, việc tái cơ cấu hệ thống thuế nên được thực hiện theo hướng giảm các loại thuế có bản chất lũy thoái. Điều này hàm ý rằng cần phải tăng tỷ trọng thuế trực thu và giảm tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu thuế. Đồng thời, các khoản thu thuế tăng lên cần được chi cho đầu tư phát triển thay vì dành cho chi thường xuyên của Chính phủ, nhằm giúp tăng sản lượng thực của nền kinh tế trong dài hạn.

Song song với việc thực thi chính sách thuế công bằng, việc chi tiêu ngân sách là yếu tố quyết định ai được hưởng lợi từ quá trình phát triển và ai bị bỏ lại phía sau.   

Dự án đã thành công trong việc thúc đẩy mở rộng các không gian để cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia giám sát công khai ngân sách và chi tiêu công, thông qua các sáng kiến như Ngân sách công dân, Giám sát chi tiêu công, Dân chấm điểm dịch vụ công Mscore, Sáng kiến  Minh bạch Công nghiệp khai khoáng, hay Chỉ số Công khai ngân sách cấp tỉnh (POBI) và Chỉ số công khai minh bạch ngân sách cấp Bộ và các cơ quan Trung ương (MOBI). 

"Nói về tài chính không đơn giản là nói về tiền. Tài chính cho phát triển là câu chuyện của việc nguồn lực này của ai? được sử dụng như thế nào? có đảm bảo công bằng và đáp ứng được các nhu cầu của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương không? Trong câu chuyện này, chúng tôi nhìn thấy thay đổi đáng ghi nhận của cơ quan nhà nước trong công khai minh bạch ngân sách và sức mạnh của người dân khi họ tham gia quản lý và giám sát ngân sách” - ông Nguyễn Quang Thương, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), đại diện BTAP chia sẻ.

Kết quả khảo sát Công khai ngân sách cấp quốc gia OBI, MOBI và POBI năm 2019 cho thấy Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ban đầu về minh bạch ngân sách cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp bộ ngành. Chính phủ, Bộ Tài chính và các tỉnh đã nỗ lực thực hiện các cam kết công khai thông tin về quản lý và sử dụng nguồn lực công để người dân có thể tham gia thảo luận về ngân sách với những cải cách về pháp luật và thể chế quản trị ngân sách theo hướng minh bạch hơn. Việt Nam có sự cải thiện trên cả ba phương diện: minh bạch, sự tham gia và giám sát ngân sách trong năm 2019. Trong thời gian tới, Việt Nam hoàn toàn có khả năng cải thiện mức độ công khai ngân sách tốt hơn nữa nếu Chính phủ và Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các cải cách mạnh hơn về pháp luật và thể chế trong quản trị ngân sách nhà nước.

Tại hội thảo, bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia của Oxfam tại Việt Nam, khẳng định: “Dự án “Tài chính cho phát triển” đã  khẳng định tầm quan trọng của  minh bạch và công bằng trong thu và chi ngân sách đối với việc thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội, đảm bảo mọi người dân, đặc biệt  người nghèo, phụ nữ và các nhóm yếu thế khác được tham gia và hưởng lợi công bằng từ quá trình phát triển, trong đó sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong  quản lý và giám sát ngân sách là yếu tố then chốt.” 

Dự án Tài chính cho Phát triển tại Việt Nam, thuộc Chương trình Đối tác Chiến lược giữa Oxfam, Trung tâm Nghiên cứu về các Tập đoàn Đa quốc gia (SOMO) và Chính phủ Hà Lan, được triển khai từ năm 2016 đến 2020.

Trong 5 năm triển khai Dự án, Oxfam và Liên minh Công bằng Thuế đã thực hiện nhiều nghiên cứu mang tính đột phá về thuế tại Việt Nam, làm cơ sở cho các khuyến nghị và đóng góp tích cực vào các chính sách thuế: “Báo cáo đánh giá mức độ công bằng thuế tại Việt Nam” năm 2017; “Báo cáo đánh giá về tác động của đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình”; “Khả năng áp dụng và tác động của thuế tài sản tại Việt Nam” năm 2018; “Báo cáo cải thiện khung pháp lý về tránh thuế của các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam – bao gồm trường hợp Conocophillips – Parenco”; “Trốn và tránh thuế ở Việt Nam: Trường hợp thuế thu nhập DN”; “Chi tiêu thuế ở Việt Nam: trường hợp thuế thu nhập DN”; “Hướng tới chính sách thuế bền vững trong khu vực ASEAN: Trường hợp ưu đãi thuế thu nhập DN”….

Đọc thêm

Kích cầu thị trường trong nước: 'Lá chắn' kinh tế trước sóng lớn toàn cầu

Toàn cảnh Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) - Trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới và sức ép từ chính sách thuế mới của Mỹ, thị trường trong nước đang được coi là “lá chắn” quan trọng giúp kinh tế Việt Nam vững vàng vượt sóng. Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Ở Việt Nam, tâm lý “chuộng vàng” trong dân còn khá phổ biến. (Ảnh: ĐVCC)
(PLVN) - Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi của VCCI

Từ ngày 21/4, các chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Na Uy, Thụy Sĩ sẽ do Bộ Công Thương cấp
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán
(PLVN) - Trong quý I, tổng thu NSNN đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024 (thu NSTW đạt 35% dự toán; thu NSĐP đạt 38,4% dự toán).

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài 1: Thiết lập những chuẩn mực mới trong ngành xây dựng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trường sân bay Long Thành.
(PLVN) -   Không chỉ là biểu tượng của tầm nhìn trong quy hoạch, ý chí và khả năng của Việt Nam, dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) còn là minh chứng sống động cho thấy hiệu quả của cải cách thể chế và sự phối hợp đa ngành, đa cấp trong điều hành phát triển hạ tầng quy mô lớn. Từ số báo này, PLVN khởi đăng loạt bài “Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam”.