Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã cần quy định chặt chẽ, hạn chế xin - cho

Đại biểu Dương Khắc Mai phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Dương Khắc Mai phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng nay, 10/11, về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Băn khoăn tên gọi dự án Luật

Tại phiên họp, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Hợp tác xã nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục hạn chế, bất cập của luật hiện hành, hoàn thiện các quy định về kinh tế tập thể phù hợp với tình hình, điều kiện phát triển mới, góp phần thúc đẩy kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Tham gia về các điều khoản cụ thể, các đại biểu Quốc hội còn có ý kiến khác nhau về tên gọi của dự án Luật. Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về tên dự án Luật theo 2 phương án, phương án 1 là Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác và phương án 2 là Luật Hợp tác xã.

Đại biểu Khang Thị Mào (đoàn Yên Bái) cho rằng cả 2 phương án tên gọi của dự thảo luật đưa ra đều có cơ sở.

Theo đại biểu, tên gọi Luật Hợp tác xã đã quen thuộc, được đề cập trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách nên dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ thực hiện.

Tuy nhiên, để tên gọi phù hợp với sự phát triển của các loại hình kinh tế hợp tác, trong đó hợp tác xã là nòng cốt bao gồm các tổ chức kinh tế hoạt động theo hình thức hợp tác giữa các pháp nhân, các thể nhân, các tổ chức, cá nhân với nhau; phù hợp với thông lệ quốc tế và phạm vi nội hàm được điều chỉnh phù hợp với Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Vì vậy, đại biểu kiến nghị lựa chọn tên gọi là Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác như đề nghị của Chính phủ

Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Hiền (đoàn Hà Nam) cho rằng, tên gọi rất quan trọng nhưng quan trọng nhất là làm sao các quy định phải tạo được động lực để hợp tác xã phát triển.

Do đó, đại biểu nhất trí việc giữ tên gọi như hiện hành là Luật Hợp tác xã (sửa đổi). “Thực chất, trong dự thảo Luật chủ yếu quy định về hợp tác xã, còn thực thể khác cũng chủ yếu quy định để xác lập tên gọi chứ không có nội dung chi tiết mang tính đặc thù gì nhiều”, đại biểu nói.

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) cũng thống nhất giữ nguyên tên Luật Hợp tác xã với lý do thực tế cho thấy khái niệm hợp tác xã đã gắn liền với lịch sử phát triển của Việt Nam.

“Việc giữ nguyên tên luật là Luật Hợp tác xã một mặt vẫn đảm bảo bao quát, mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với loại hình hợp tác xã. Mặt khác, tên gọi này từ lâu đã được sử dụng trong công tác tuyên truyền, vận động. Việc giữ nguyên tên Luật Hợp tác xã sẽ tránh xáo trộn và đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành”, địa biểu nêu ý kiến.

Tranh luận về nội dung này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, điều 16 của Luật có nguyên tắc là tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên...

“Tổ chức kinh tế hợp tác của chúng ta bây giờ khác với cách đây 40-50 năm thời bao cấp, thời đó chủ yếu là hợp tác xã nông nghiệp. Với Luật này, tổ chức kinh tế hợp tác có thể nói là "trăm hoa đua nở", có những tổ chức kinh tế hợp tác như ở các quốc gia khác. Với quy mô của nền kinh tế của chúng ta, có thể có hàng triệu và nhiều triệu thành viên và khi đó có một sức mạnh kinh tế rất lớn”, đại biểu nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phân tích, hiện nay, chúng ta đã có 4 loại hình tổ chức kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã và Liên đoàn Hợp tác xã. Liên minh, liên đoàn là những tổ chức cao hơn và phức tạp hơn của các hợp tác xã.

“Những loại hình kinh tế hợp tác giống như chúng ta nói là vũ khí thì chúng ta có đại bác, có súng trường, có súng gắn trên tàu tàu chiến và có súng gắn trên máy bay, chúng ta không thể gọi luật về vũ khí là luật về súng trường được... Thời đại bây giờ có nhiều loại vũ khí và khi có nhiều loại vũ khí thì tên gọi phải tương ứng với nội dung và đối tượng điều chỉnh”, đại biểu Nghĩa phân tích một cách sinh động và cho rằng tên gọi tổ chức kinh tế hợp tác là hết sức chính xác, đồng thời cũng đáp ứng nguyên tắc của lập pháp và lập quy, là có bao nhiêu đối tượng điều chỉnh thì tên gọi nó phải đủ để bao trùm.

Quy định để các hợp tác xã đều được thụ hưởng các chính sách

Chính sách của nhà nước về phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác cũng là nội dung được các đại biểu quan tâm, cho ý kiến. Đại biểu Khang Thị Mào chỉ ra rằng, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân đã tích cực triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã đã được ban hành và tổ chức

Tuy nhiên, theo đại biểu, quá trình triển khai còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến nhiều hợp tác xã chưa xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Việc triển khai cũng còn chưa chú trọng liên kết theo chuỗi giá trị đầu tư ứng dụng công nghệ cao, còn lúng túng trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tỷ lệ hợp tác xã tiếp cận được chính sách hỗ trợ của nhà nước còn ở mức thấp, do nhiều địa phương khó khăn trong bố trí nguồn lực, điều kiện và thủ tục hỗ trợ khá phức tạp, chưa tạo thuận tiện cho hợp tác xã, tổ hợp tác, một số chính sách hỗ trợ chưa hấp dẫn, chưa bao phủ vốn đến các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Với những hạn chế trên, đại biểu đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát các chính sách hỗ trợ quy định tại dự thảo Luật, có các chính sách hỗ trợ về ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực quản trị ứng dụng công nghệ cao trong canh tác và chế biến, ứng dụng kỹ thuật số để truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, cơ chế thúc đẩy, khuyến khích, liên kết chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa các tổ chức kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đang nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, đại biểu đề nghị nghiên cứu để có quy định ưu tiên đối tượng là hợp tác xã trong đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, tạo điều kiện cho hợp tác xã, tổ hợp tác được nhận chuyển nhượng, thuê đất để đầu tư cơ sở chế biến, logistics, phát triển vùng chuyên canh nông sản lớn theo chuỗi giá trị, xây dựng cụm công nghiệp chế biến, trung tâm hỗ trợ phát triển hợp tác xã...

Nhấn mạnh chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã là nội dung rất quan trọng, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) đề nghị cần phải quy định chặt chẽ nhằm hạn chế, hỗ trợ theo kiểu xin - cho và không loại trừ tình trạng trông chờ, ỷ lại và trục lợi chính sách.

“Tôi đề nghị ban hành các quy định để các hợp tác xã đều được thụ hưởng các chính sách đó, chẳng hạn như doanh thu từ làm dịch vụ đầu vào cho các thành viên hợp tác xã thì được miễn không thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh thu khác được miễn giảm 50% so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề và phần miễn giảm này được đưa vào Quỹ phát triển hợp tác xã”, đại biểu nêu quan điểm.

Vẫn theo đại biểu, việc đưa nội dung kiểm toán hợp tác xã là phù hợp với xu hướng của nền kinh tế thị trường hiện nay.

“Muốn lớn mạnh phát triển thì phải minh bạch, muốn minh bạch thì phải có kiểm toán. Phải thực hiện kiểm toán khi mở rộng một phần góp vốn, khi mua cổ phần, cổ phiếu bên ngoài phải kiểm toán. Đồng thời, thành viên phải nắm rõ được năng lực, tiềm lực của hợp tác xã khi tham gia góp vốn, nhằm đảm bảo quyền lợi của chính mình”, đại biểu Dương Khắc Mai nêu rõ.

Phát biểu giải trình, làm rõ ý kiến các đại biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về tên gọi của dự án Luật, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra sẽ tiếp tục nghiên cứu để có tính thuyết phục cao hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình tại phiên họp.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình tại phiên họp.

Về các chính sách hỗ trợ, Bộ trưởng nhất trí với ý kiến đề nghị phải chú trọng tập trung vào một số các chính sách đang là điểm nghẽn, đang làm cản trở hoạt động kinh tế tập thể hiện nay như phát triển nguồn nhân lực, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao năng lực, trình độ, khả năng tiếp cận vốn, đất đai, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, các mô hình kinh tế mới như kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số.

“Chúng tôi sẽ tập trung hơn, tránh dàn trải nhưng cụ thể hóa một số chính sách có tính chất đặc thù riêng đối với khu vực hợp tác xã trong thời gian tới. Hai là cũng làm rõ những tiêu chí để thực hiện các chính sách và hướng đến phát huy những giá trị tốt đẹp của mô hình kinh tế hợp tác và có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng cần hỗ trợ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...