Chính sách Bảo hiểm tiền gửi - Điểm tựa cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

Chính sách Bảo hiểm tiền gửi - Điểm tựa cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) những năm qua đã thể hiện tích cực vai trò là điểm tựa an toàn cho hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Là cơ quan trực tiếp triển khai chính sách BHTG, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đang bảo vệ cho tiền gửi của người gửi tiền tại 1.283 tổ chức tham gia BHTG (bao gồm: 97 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1.181 QTDND, và 4 tổ chức tài chính vi mô).

Đánh giá về vai trò chính sách BHTG đối với sự ổn định, an toàn của hệ thống tài chính, tổ chức BHTG là một trong những mắt xích thiết yếu của Mạng an toàn tài chính quốc gia, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó có các QTDND.

Tính đến nay, cả nước có 1.181 QTDND hoạt động trên 57 tỉnh, thành phố với tổng tài sản hơn 158 nghìn tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay hơn 115 nghìn tỷ đồng, tiền gửi tại Ngân hàng hợp tác xã hơn 35 nghìn tỷ đồng và tại tổ chức tín dụng khác là hơn 1300 tỷ đồng.

Hệ thống QTDND đã khẳng định được vị thế và vai trò của mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Đến nay, đa số các QTDND hoạt động có hiệu quả, an toàn và hỗ trợ tích cực cho các thành viên có vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và chăm lo nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống QTDND đã bộc lộ một số bất cập và tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, như: Công tác cán bộ của một số QTDND yếu kém, không đáp ứng yêu cầu; cơ chế kiểm soát rủi ro chưa phù hợp với tính đặc thù của các QTDND; nhiều QTDND hoạt động xa rời tôn chỉ, mục tiêu tổ chức và hoạt động tương trợ, hỗ trợ thành viên trong sản xuất và nâng cao đời sống nên chạy theo mục tiêu lợi nhuận, huy động các khoản tiền gửi lớn, cho vay các dự án yêu cầu vốn lớn dẫn đến rủi ro tín dụng cao; thậm chí làm giả, gian dối hồ sơ để vay vốn, gây ra nhiều tổn thất.

Để nâng cao chất lượng, an toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và có những biện pháp chấn chỉnh hoạt động, tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với các QTDND yếu kém, tiềm ẩn rủi ro cao. Các giải pháp này đã góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả trong việc duy trì và đảm bảo an toàn trong toàn hệ thống QTDND.

Là tổ chức duy nhất thực hiện chính sách BHTG tại Việt Nam, BHTGVN đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra và tham gia xử lý QTDND nhằm phát hiện kịp thời những yếu kém, sai phạm để cảnh báo đối với QTDND và kiến nghị NHNN có giải pháp chấn chỉnh, xử lý.

Theo đó, hoạt động giám sát, kiểm tra đối với tổ chức tham gia BHTG (trong đó có các QTDND) đã được BHTGVN thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập. BHTGVN thực hiện kiểm tra theo kế hoạch đối với các tổ chức tham gia BHTG, triển khai kiểm tra một số tổ chức tham gia BHTG theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN; giám sát từ xa đối với 100% tổ chức tham gia BHTG.

Nội dung giám sát tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các QTDND; việc chấp hành các quy định về BHTG cũng như việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; qua đó cảnh báo rủi ro và các sai phạm, yếu kém mà QTDND cần khắc phục, kiến nghị NHNN xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động của toàn hệ thống.

Kiểm tra tại chỗ chú trọng xem xét việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, kiểm tra chuyên sâu về tiền gửi được bảo hiểm, việc hạch toán, quản lý tài khoản tiền gửi nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm của QTDND trong việc huy động tiền gửi của khách hàng, từ đó đề xuất biện pháp xử lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền cũng như phòng ngừa các hiện tượng gian lận, trục lợi BHTG.

Thời gian gần đây, xuất hiện thêm số lượng QTDND có vấn đề (QTDND yếu kém, tiềm ẩn rủi ro) NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, BHTGVN đã chủ động đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát chuyên sâu để theo dõi diễn biến tình hình của các QTDND này, nắm vững thực trạng và biến động của các loại tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm, từ đó chủ động có giải pháp hoặc báo cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý.

Đối với các QTDND yếu kém, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, BHTGVN đã tích cực phối hợp với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tham gia quá trình theo dõi, kiểm tra, xử lý đối với các QTDND này, đặc biệt là những quỹ có nguy cơ bị đổ vỡ có thể phát sinh nghĩa vụ chi trả BHTG.

Cụ thể, BHTGVN đã cử cán bộ tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của NHNN; tham gia cùng NHNN chi nhánh xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án củng cố, chấn chỉnh QTDND bị kiểm soát được biệt nhằm khôi phục hoạt động của QTDND trở lại bình thường, hạn chế tác động xấu đến hoạt động của các QTDND khác trên địa bàn, không gây xáo trộn, mất ổn định an ninh, chính trị xã hội tại địa phương.

Bên cạnh các nghiệp vụ nói trên, hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG cũng được BHTGVN chú trọng nhằm giúp người gửi tiền nắm rõ quyền lợi của mình, yên tâm gửi tiền nhàn rỗi để tái đầu tư phát triển kinh tế, góp phần tăng khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của thành viên tại các QTDND.

Do người gửi tiền tại các QTDND thường ít có điều kiện để nắm bắt thông tin về tài chính - ngân hàng - BHTG, vì vậy, BHTGVN thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, thực hiện đa dạng hình thức tuyên truyền tới người gửi tiền tại các QTDND.

Trong thời gian tới, BHTGVN sẽ tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động; tham gia và phối hợp với NHNN trong quá trình cơ cấu lại, xử lý các TCTD yếu kém.

Nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề, song BHTGVN quyết tâm giữ vững vai trò là điểm tựa, là người đồng hành đáng tin cậy của các tổ chức tín dụng, trong đó có hệ thống QTDND với mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Tin cùng chuyên mục

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…