Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số tạo động lực phát triển tại Cao Bằng

Công chức Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cao Bằng hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính.
Công chức Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cao Bằng hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Cao Bằng, quá trình chuyển đổi số trên ba “trụ cột” chính gồm Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số đang diễn ra đồng bộ, tạo nên động lực quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chuyển đổi số trên cả ba “trụ cột”

Từ khi Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 7/3/2022 về xây dựng Chính quyền điện tử và hướng tới Chính quyền số, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành, tỉnh Cao Bằng đã đồng bộ hóa các giải pháp trên cả ba trụ cột.

Tỉnh đã tập trung triển khai 5 nhóm tiện ích và 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Cao Bằng xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng để ổn định kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và kinh doanh.

UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị và địa phương, đề cao vai trò của người đứng đầu trong cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý, xem đây là trọng tâm trong xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh.

Ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng - Trưởng ban chỉ đạo Chuyển đổi số

Ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng - Trưởng ban chỉ đạo Chuyển đổi số

Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị luôn bám sát chương trình và kế hoạch, phổ biến kịp thời các nghị quyết, chỉ thị về cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số.

Qua đó, nhận thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng và hiệu quả của công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý và điều hành ngày càng được nâng cao, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.

Nhờ sự tham gia của cả hệ thống chính quyền, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh dần được xây dựng và phát triển. Dữ liệu số đang từng bước phục vụ hiệu quả công tác quản lý, điều hành, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho người dân.

Những thành quả bước đầu

Những kết quả của quá trình chuyển đổi số tại Cao Bằng đã hiện rõ ở ba “trụ cột” chính. Trong năm 2024, tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển các hệ thống thông tin dùng chung phục vụ Chính quyền điện tử và Chính quyền số.

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai kết nối liên thông 4 cấp và kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia. Tính đến 31/7/2024, hệ thống này đã cung cấp 1.570 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần, trong đó dịch vụ công trực tuyến toàn trình chiếm 64,97%.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã kết nối và chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo an toàn thông tin theo hướng dẫn của Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tính đến thời điểm này, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến đạt 71,55%, tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt 48,29%, tỷ lệ số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 68,5%.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Xuân Ánh, khẳng định: “Dù điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhưng với quyết tâm chính trị và sự đổi mới, sáng tạo, tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số trên ba trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Chính quyền số ngày càng hoàn thiện, cung cấp dịch vụ công trực tuyến hiệu quả; Kinh tế số và Xã hội số đã có sự chuyển dịch tích cực”.

Theo báo cáo, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh là 1.472, và tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng đạt 72,5%.

Số thuê bao điện thoại thông minh hiện tại là 483.980, tương đương 71,01% dân số; số tài khoản mobile money cũng đạt 45.474 tài khoản, trong khi tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 98%.

Nhìn chung, các giải pháp chuyển đổi số đồng bộ tại Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý công dân, đồng thời mở rộng việc triển khai dịch vụ công trực tuyến, góp phần vào phát triển Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.

Điều này, từng bước thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền và mang lại cuộc sống tiện ích cho người dân, thúc đẩy thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin Hàn Quốc (KISA)

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc.
(PLVN) - Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) tham dự Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam năm 2024 do ông Lee Sang Jung - Chủ tịch KISA Hàn Quốc làm Trưởng đoàn, đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội hợp tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.