Chính phủ họp báo về việc dừng Dự án điện hạt nhân

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng (phải) và Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chủ trì cuộc họp báo Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng (phải) và Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chủ trì cuộc họp báo Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLO) - Chiều 22/11, ngay sau khi Quốc hội khóa XIV bỏ phiếu thông qua Nghị quyết dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp báo Chính phủ chuyên đề thông báo về lý do dừng Dự án này.

Cuộc họp báo diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. Cùng dự họp báo có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan: Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ KH&ĐT, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Quốc hội…

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Dự án được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 41/2009/QH12 ngày 25/11/2009. Dự án gồm 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; công suất lắp đặt mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước và tỉnh Ninh Thuận. Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng Dự án một cách thận trọng, chắc chắn, và đúng quy định của pháp luật.

Việc dừng thực hiện Dự án được xem xét, cân nhắc rất kỹ lưỡng trên cơ sở điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Cụ thể, tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay có nhiều thay đổi so với năm 2009, thời điểm quyết định chủ trương đầu tư Dự án; dư địa về tiết kiệm điện còn nhiều, khả năng liên kết lưới điện khu vực để trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng, như Cộng hòa DCND Lào, Trung Quốc... dự kiến sẽ tăng cường trong thời gian tới và đặc biệt là tiềm năng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời trở nên khả thi về kinh tế do giá thành sản xuất điện từ các dạng năng lượng này đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua.

Mặt khác, trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại có mức độ ưu tiên như Sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bắc-Nam, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, tuyến đường ven biển và một số dự án ứng phó biến đổi khí hậu, v.v… theo Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết Quốc hội.

Người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh, việc dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không phải vì lý do công nghệ không an toàn, mà lý do chính là do tình hình kinh tế cụ thể của Việt Nam như đã nêu. Việt Nam khẳng định, công nghệ hạt nhân của Liên bang Nga và Nhật Bản dự kiến sử dụng cho các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đều là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và có mức độ an toàn rất cao nên hoàn toàn yên tâm với công nghệ trang bị của Liên bang Nga, Nhật Bản.

"Có thể nói, đây là quyết định được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng với tinh thần trách nhiệm cao nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ để bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Tôi tin rằng chủ trương này sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước và sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc của Liên bang Nga và Nhật Bản", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Theo tính toán đến năm 2030, nếu hoàn thành, Dự án đóng góp khoảng 3,6% về công suất và 5,7% về sản lượng điện sản xuất của hệ thống điện quốc gia. Do đó, việc dừng thực hiện Dự án không làm ảnh hưởng đến an ninh cung ứng điện do có thể bổ sung các loại hình nguồn điện khác trong hệ thống như các nguồn nhiệt điện than, nguồn điện từ năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng, cũng như xem xét biện pháp tăng cường mua điện từ các nước láng giềng nhất là từ CHDCND Lào.

Nói về các giải pháp thay thế cho Dự án trong giai đoạn tới, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, giai đoạn đến năm 2030, Chính phủ sẽ xem xét đầu tư thay thế các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận bằng các nhà máy nhiệt điện than có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và các nhà máy tua bin khí sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu với tổng công suất khoảng 6.000 MW để đủ năng lực bảo đảm sản lượng điện sản xuất tương đương với các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.

Tiếp theo, giai đoạn sau 2030, Chính phủ sẽ xem xét tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn nhiệt điện than, khí thiên nhiên hóa lỏng và đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời, đẩy mạnh thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua tái cơ cấu kinh tế hướng đến các ngành sản xuất xanh có công nghệ thân thiện, tiết kiệm năng lượng; tăng cường liên kết lưới điện và hợp tác mua bán điện với các nước láng giềng.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, việc dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Chính phủ Việt Nam trao đổi với các đối tác Nga, Nhật Bản cùng với thời điểm báo cáo Quốc hội xin chủ trương dừng thực hiện Dự án. Mặc dù các đối tác Nga và Nhật Bản đều bày tỏ sự đáng tiếc về việc dừng thực hiện Dự án với nhiều kết quả đã đạt được trong hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, song về cơ bản các đối tác Nga và Nhật Bản đều thể hiện quan hệ hữu nghị, bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với Việt Nam về quyết định  này do điều kiện kinh tế của Việt Nam. Đồng thời Chính phủ Nga và Nhật Bản mong muốn sẽ tăng cường hợp tác, hỗ trợ cho Việt Nam một số lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng để thay thế cho hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận.

"Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng, việc dừng thực hiện Dự án không làm ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và quan hệ Đối tác Sâu rộng với Nhật Bản", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Đồng thời, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng khẳng định: Chính phủ Việt Nam đánh giá rất cao và cảm ơn sâu sắc về thiện chí, sự hỗ trợ của Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản trong quá trình chuẩn bị đầu tư Dự án, sự hợp tác có hiệu quả của các đối tác tham gia trực tiếp vào Dự án như ROSATOM (Nga), JINED (Nhật Bản). Chính phủ Việt Nam thống nhất với Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản về việc giao cho các cơ quan chức năng của các bên bàn bạc, thống nhất phương án sử dụng các kết quả đã đạt được trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án. Việt Nam khẳng định Nga, Nhật Bản là các đối tác hàng đầu, ưu tiên trong trường hợp Việt Nam xây dựng điện hạt nhân trong tương lai.

Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục trao đổi với Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản về hợp tác thực hiện các dự án trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế, thương mại, v.v… mà các doanh nghiệp của Liên bang Nga và Nhật Bản có thế mạnh, đồng thời phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Chính phủ tiếp tục quan tâm đến việc phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận, có giải pháp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư tại Ninh Thuận thời gian qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói.

Ngay sau khi thông báo một số nội dung chính liên quan đến việc dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận như trên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã trả lời nhiều câu hỏi của báo chí để làm rõ thêm nhiều vấn đề dư luận quan tâm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi của báo chí - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi của báo chí - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quang Đông (PV đài VTV): Đến thời điểm này Quốc hội đã thông qua quyết định dừng dự án điện hạt nhân nhưng tôi muốn biết rõ thêm về lý do chính thức của việc dừng dự án này?

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chúng ta thấy rằng thời điểm 2009, Quốc hội ra Nghị quyết 41 quyết định chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2, công suất mỗi nhà máy 2.000 MW, tổng cộng khoảng 4.000 MW, dư địa của chúng ta tốt hơn bởi lẽ lúc đó nhu cầu điện thực sự thiếu. Thứ hai, lúc đó chúng ta chưa xác định xây dựng công trình trọng điểm như đường bộ cao tốc Bắc-Nam, tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam, các tuyến đường ven biển. Và lúc đó chưa có chủ trương đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.

Thời điểm hiện nay, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ là xem xét lại các dự án ưu tiên để quyết định, triển khai cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội là tập trung dồn nguồn lực để triển khai các dự án trọng điểm quốc gia. Ví dụ chúng ta đầu tư đường cao tốc Bắc-Nam khá lớn, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, mất khoảng trên 200.000 tỷ đồng. Chúng ta đã có một số đoạn làm rồi. Đồng thời chúng ta phải giải quyết vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng các sân bay, mà sân bay Tân Sơn Nhất không thể mở rộng được nữa nên chúng ta phải quyết định đầu tư sân bay quốc tế tại Long Thành (Đồng Nai), rồi đường sắt tốc độ cao, một số tuyến đường ven biển… để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp. Chúng ta thấy rằng nhu cầu điện đến thời điểm này khá yên tâm vì hiện nay có khoảng 34 dự án nhiệt điện, điện gió, điện năng lượng mặt trời. Nếu chúng ta tập trung đôn đốc tiến độ của các dự án này, chúng ta có khoảng 6.000 MW. Như vậy có thể thay thế được lượng điện thiếu hụt khi chúng ta không tiếp tục đầu tư hai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2.

Tôi muốn nói lý do dừng thực hiện hai dự án này là hoàn toàn do vấn đề về kinh tế với mục tiêu chúng ta chọn các dự án ưu tiên đầu tư trước là các dự án mang tính hạ tầng, có thể tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội toàn diện cho cả nước. Không phải vì lý do an toàn, không phải vì lý do công nghệ bởi chúng ta tin tưởng Liên bang Nga và Nhật Bản là hai nước hiện có trình độ công nghệ, khoa học hàng đầu thế giới, đặc biệt là công nghệ hạt nhân. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, với sự tiên tiến, hiện đại và đi trước một bước, nên có thể nói bảo đảm tuyệt đối an toàn,không ảnh hưởng gì tới môi trường. Như vậy lý do dừng là do vấn đề tính toán, cân đối lại nguồn vốn ưu tiên đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, tránh dàn trải và chúng ta thấy rằng cái gì chúng ta chủ động được thì chúng ta sẽ ưu tiên đầu tư trước.

Mạc Long (PV Vietnam Online – VTC1): Quan điểm của hai nước Nga và Nhật về việc Việt Nam dựng dự án như thế nào? Việc dừng có ảnh hưởng gì đến hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hạt nhân trong phát triển kinh tế-xã hội không?

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga là quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản là quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng. Hợp tác giữa Việt Nam với Liên bang Nga, Nhật Bản đang phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.

Trước khi trình Quốc hội bỏ phiếu dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cử Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành sang trực tiếp gặp gỡ đại diện Chính phủ Nga và Nhật Bản để thông báo, đặt vấn đề với bạn, từ đó để bạn hiểu, thông cảm với Chính phủ Việt Nam. Với tình hình KTXH như hiện nay, nếu không tính toán kỹ mà vẫn dồn lực rất lớn để đầu tư 2 dự án, thì sẽ không thực hiện được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra là phải có được tuyến đường cao tốc Bắc-Nam từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Đây là mơ ước của chúng ta, tuyến đường chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển KTXH của cả nước. Đây là chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội.

Khi làm việc, sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trình bày những lý do chính đáng, hợp lý, đã nhận được cảm thông sâu sắc của Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản. Nếu bây giờ chúng ta đi vay để làm điện hạt nhân cũng không có khả năng trả nợ. Do đó, chúng ta quyết định ưu tiên dồn nguồn lực để phát triển những công trình hạ tầng lớn. Trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế, chúng ta sẽ tập trung tái cơ cấu nguồn lực đầu tư vào những điểm nhấn, quyết định tăng trưởng. Bằng nhiều biện pháp quyết liệt, chúng ta sẽ không thiếu điện cho phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, chúng ta phải phải dồn lại để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển KTXH.

Nếu chúng ta có tuyến đường cao tốc Bắc-Nam, thì có thể nói hiệu quả phát triển KTXH, tăng trưởng kinh tế sẽ cực kỳ tốt.

Do đó nếu nói là có ảnh hưởng đến hợp tác của Việt Nam với Nga và Nhật Bản không, thì dứt khoát là có, nhưng lý do của chúng ta các bạn có thể hiểu và chấp nhận được. Ngoài ra, còn rất nhiều dự án hợp tác khác để có thể thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Liên bang Nga và Nhật Bản phát triển sâu rộng hơn nữa.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hoài Thu (PV báo điện tử VNExpress): Thời gian qua, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã triển khai một số bước như giải phóng mặt bằng, chuẩn bị cơ sở vật chất. Vậy Bộ Công Thương có phương án gì để xử lý những vấn đề triển khai đang còn dở dang trong Dự án này?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, chúng ta đã triển khai thực hiện theo Nghị quyết 41 của Quốc hội khóa XII. Trong thời gian vừa qua, với sự giúp đỡ, hỗ trợ của các đối tác Liên bang Nga, Nhật Bản, chúng ta đã triển khai một số công việc, chủ yếu nằm trong giai đoạn thực hiện dự án. Thời điểm hiện nay, chúng ta cũng đã làm xong báo cáo nghiên cứu khả thi, đã xây dựng một số hạng mục trong công tác chuẩn bị tại Ninh Thuận, ví dụ giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống cung cấp điện phục vụ thi công, khu nhà phục vụ cho ban quản lý dự án...

Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện nay, để phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân sau này, chúng ta đã cử nhiều sinh viên sang Nga, Nhật đào tạo.

Bây giờ, Quốc hội có nghị quyết dừng Dự án điện hạt nhân. Với những công việc đã triển khai, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận. Ví dụ, hệ thống điện phục vụ cho thi công thì EVN sẽ bàn giao cho Tổng Công ty Điện lực miền Nam, cụ thể là Công ty Điện lực Ninh Thuận, để cung ứng điện phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận. Nhà của ban quản lý dự án sẽ được bàn giao cho Ban quản lý Thủy điện tích năng Bắc Ái, cũng là một dự án thủy điện lớn do EVN triển khai tại Ninh Thuận.

Liên quan đến công tác đào tạo cán bộ, cho tới thời điểm hiện nay, chúng ta cũng đã gửi gần 400 học sinh, sinh viên sang Nga, Nhật theo học về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục đào tạo các kỹ sư, thạc sĩ những ngành nghề này, không chỉ cho mục tiêu vận hành nhà máy điện hạt nhân, mà còn phục vụ cho nhu cầu phát triển khoa học nước nhà, phục vụ cho khai thác năng lượng nguyên tử vì những mục đích hòa bình khác. Ngoài ra, còn một số sinh viên tiếp tục được đào tạo để tham gia vận hành các nhà máy nhiệt điện khác của EVN.

Liên quan tới những công việc đang triển khai cùng đối tác Liên bang Nga, Nhật, khi Quốc hội có nghị quyết dừng Dự án điện hạt nhân này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương, các cơ quan đơn vị tiếp tục làm việc với các đối tác để hoàn tất những công việc đang triển khai dở dang, trên tinh thần bảo đảm lợi ích của các bên và trên tinh thần hợp tác chiến lược toàn diện sâu rộng giữa Việt Nam và chính phủ Liên bang Nga, Nhật Bản.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hương Thuỷ (PV Thông tấn xã Việt Nam): Ngoài lý do là hiệu quả kinh tế, liệu việc dừng dự án điện có liên quan đến việc thiết kế và lựa chọn công nghệ  không? Đánh giá của Chính phủ thế nào về trình độ công nghệ của đối tác Nga, Nhật đã hợp tác với Việt Nam trong thời gian qua?

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc:  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã trả lời giúp tôi một phần, tôi xin được cụ thể hoá thêm. Một lần nữa, tôi xin nhắc lại việc dừng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận không phải lo ngại về vấn đề an toàn công nghệ của Nga và Nhật Bản.

Kể từ khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới hoà vào lưới điện năm 1954 ở Obninsk, gần Moscow, đến nay công nghệ hạt nhân thế giới đã phát triển nhiều.

Hai nhà máy điện hạt nhân đều sử dụng công nghệ hiện đại, nhà máy Ninh thuận 1 chúng ta lựa chọn công nghệ VVER-1200 là công nghệ thế hệ 3+ và nhà máy Ninh Thuận 2 áp dụng công nghệ AP-1000 là công nghệ Nhật Bản hợp tác với Pháp, Hoa Kỳ.  Công nghệ của cả 2 nhà máy đều thuộc thế hệ  3+  (độ an toàn cao).

Liên bang Nga, Nhật Bản là hai cường quốc sở hữu công nghệ hạt nhân thuộc loại hiện đại nhất hiện nay.

Thực tế, các nhà máy điện hạt nhân của Nga đã được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới như Cộng hoà Dân chủ Đức trước đây, Bulgaria, Croatia, Phần Lan… Sau năm 1990, Nga cũng đã đàm phán xây dựng nhà máy ở một loạt quốc gia, gần ta nhất là Trung Quốc.

Hai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2, nếu được đầu tư đều sử dụng công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay, an toàn đáng tin cậy.

Lê Thanh (PV báo Tuổi trẻ TPHCM): Việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có ảnh hưởng thế nào đến an ninh năng lượng quốc gia? Xin đề nghị Chính phủ cho biết giải pháp thay thế năng lượng điện hạt nhân để bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế-xã hội như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: Nếu hai nhà máy điện hạt nhân của chúng ta nếu vẫn tiếp tục xây dựng thì theo kế hoạch đến năm 2028, tổ máy đầu tiên sẽ đi vào vận hành và đến năm 2030 thì dự kiến 4 tổ máy đi vào vận hành với tổng công suất là 4.000 MW. Với cả hệ thống của chúng ta lúc ấy, dự kiến là trên 130.000 MW. Công suất của các tổ máy này chiếm khoảng 3,6% tổng số điện của đất nước ta. Sản lượng của hai nhà máy điện hạt nhân này chỉ chiếm khoảng 5-7% sản lượng điện chung dự kiến vào thời điểm đó.

Vai trò về sản lượng cũng như công suất của hai nhà máy điện hạt nhân trong hệ thống điện của của chúng ta vào thời điểm năm 2030 có thể nói là rất lớn. Khi Quốc hội có nghị quyết dừng Dự án điện hạt nhân thì Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương tính các phương án để thay thế hai nhà máy điện hạt nhân với chủ trương là trong mọi điều kiện chúng ta phải bảo đảm điện cho sự phát triển và nhu cầu của đất nước.

Bối cảnh về năng lượng của đất nước chúng ta cũng như trên thế giới có sự khác xa so với bối cảnh năm 2008, 2009. Giờ năng lượng tái tạo đã trở nên phổ biến hơn, giá cả cạnh tranh hơn. Hiện nay chúng ta cũng đang có những chương trình khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể là năng lượng gió, năng lượng mặt trời… rất lớn. Tôi tin rằng từ nay đến năm 2030, còn 14-15 năm nữa, với chính sách của Chính phủ, sản lượng điện, năng suất của các nhà máy năng lượng tái tạo sẽ tăng lên. Chúng ta cũng sẽ tiếp tục triển khai các nhà máy nhiệt điện về than, nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí… Với công nghệ hiện nay, kể cả khi chúng ta triển khai những nhà máy điện than, vấn đề môi trường chúng ta có thể giải quyết được. Chúng ta vẫn bảo đảm được năng lượng đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế-xã hội của chúng ta cho đến năm 2030 và sau đó, khi chúng ta không phát triển điện hạt nhân nữa.

Nam Giang (PV báo Pháp luật TPHCM):  Sau việc dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận ta rút ra bài học gì về việc dự báo và tầm nhìn liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng? Việc dừng dự án này được đánh giá là quyết định rất dũng cảm của Chính phủ và Quốc hội, vậy quá trình tính toán để đi đến việc dừng dự án có khó khăn hay gặp phải sự phản đối gì không?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: Ta cũng thấy rằng công tác dự báo, quy hoạch chính xác trong tầm nhìn dài hạn luôn là việc rất khó. Đây không phải chỉ là vấn đề của Việt Nam mà là vấn đề của cả thế giới. Nếu chúng ta nhìn vào riêng vấn đề năng lượng, cách đây 5 năm, chúng ta không bao giờ có thể nghĩ rằng giá dầu xuống đến mức 40-50 USD như hiện nay. Việc này kể cả các nhà dự báo chiến lược trên thế giới cũng khó có thể hình dung ra. Tuy nhiên, qua việc này, tôi cho rằng chúng ta cũng có những bài học sâu sắc để làm sao nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ làm chính sách chiến lược, phải làm sao có năng lực dự báo hoạch định chính sách, quy hoạch chiến lược sát với thực tế hơn. Đây cũng luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các nhà làm chính sách, đặc biệt là các nhà xây dựng chính sách chiến lược.

Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, Quốc hội dừng Dự án điện hạt nhân. Tôi cho rằng đây là quyết định rất khó khăn của Quốc hội, Chính phủ và Đảng vì việc triển khai hai dự náy này, tính từ Nghị quyết 41 đến nay, đã đi được 7 năm. Trong thời gian qua, ta đã làm nhiều việc quan trọng để triển khai hai dự án này. Tuy nhiên như nội dung đã trao đổi từ đầu cuộc họp báo đến nay, xuất phát từ điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước tại thời điểm hiện nay, Quốc hội thấy rằng việc dừng các dự án này để ưu tiên cho các dự án cơ sở hạ tầng khác quan trọng và cần thiết hơn. Đây là quyết định không dễ dàng gì nhưng chúng ta biết chắc chắn là quyết định đúng đắn của Quốc hội, Đảng, Nhà nước để làm sao sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực vốn dĩ không dồi dào của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.