Chiều thu rơi lệ tiễn Người

Hàng ngàn người trật tự xếp hàng đợi viếng Đại tướng.
Hàng ngàn người trật tự xếp hàng đợi viếng Đại tướng.
(PLO) - Trời chiều thu tháng 10, trên con phố Hoàng Diệu nắng bảng lảng hắt xen qua các kẽ lá, hàng ngàn người chầm chậm bước, thẫn thờ trong nước mắt để vào nhà viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nỗi buồn riêng thành nỗi buồn chung cho cả dân tộc khi vĩnh viễn xa một vị thủ lĩnh tinh thần, một vị Tướng đã đi vào huyền thoại.

Vượt ngàn cây số chỉ mong nhìn thấy Đại tướng lần cuối cùng

14 giờ ngày 6 tháng 10,  con đường Hoàng Diệu nối đến số nhà 30 nơi tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chật cứng người. Trong dòng người chầm chậm bước, một người phụ nữ da sạm đen, dáng vẻ mệt mỏi ngồi tựa bên gốc cây cổ thụ. Người phụ nữ ấy vừa trải lòng với phóng viên trong nức nở, chị tên là Trần Quỳnh Mai (53 tuổi) quê tận Bình Dương xa xôi. Bắt xe đò vượt hàng ngàn cây số, chị đặt chân đến Hà Nội chỉ mong mỏi được một lần trông thấy Đại tướng, người Anh hùng mà chị mới chỉ nghe bố, rồi ông nội kể mà chưa một lần gặp mặt.
chị Trần Quỳnh Mai (53 tuổi) quê tận Bình Dương, thẫn thờ không muốn ra về

 chị  Trần Quỳnh Mai (53 tuổi) quê tận Bình Dương

thẫn thờ không muốn ra về

Chẳng mang hoa, chẳng mang hương như những người khác, giữa đoàn người chầm chậm bước, người phụ nữ ấy mang theo tấm lòng và những dòng nước mắt thành kính.
Dù cũng chỉ mới biết tin Đại tướng không còn, một bà cụ chỉ với ký ức một lần may mắn được gặp Đại tướng đã gần như ngay lập tức tìm ra Hà Nội. Bà tên là Nguyễn Thị Cúc. Bà nói với chúng tôi quê bà nằm mãi tận cuối dải đất Thanh Hóa, năm nay tuổi cũng ngoại thất tuần. “Tôi vừa vào viếng rồi, từ lúc vào viếng cụ xong tôi chỉ muốn ngồi đây, tôi muốn được đưa cụ về nơi an nghỉ…”  - bà nói trong nỗi nghẹn ngào.
Bà Cúc kể, như là duyên nợ, một lần duy nhất bà được gặp Đại tướng ở Trường Thống kê nghiệp vụ Xuân Mai. Hình ảnh khoan từ của một vị Đại tướng, những lời dặn dò… tất cả vẫn gần như nguyên vẹn, không thể nào phai nhạt. “Bác hỏi tôi ở đâu, nhà tôi làm gì, rồi bác dặn tôi phải cố gắng hết sức trẻ để cống hiến cho đất nước, đó là năm 1966 ở Xuân Mai, tôi vẫn nhớ rõ…” - bà Nguyễn Thị Cúc kể.

Đại tướng sẽ sống mãi trong lòng chúng tôi

Chưa một lần có may mắn được gặp, chỉ nghe nói về Đại tướng qua sách báo, thế nhưng tin Đại tướng không còn khiến ai nấy đều thảng thốt, bàng hoàng. Từ miền quê Thiệu Hóa (Thanh Hóa), chị Nguyễn Thị Nhàn cùng chồng và hai đứa con vội vã tìm ra Thủ đô.  Lau vội mồ hôi cho đứa con trai 3 tuổi, chị Nhàn bộc bạch: “Cả nhà tôi kịp ra Hà Nội từ hơn 7 giờ tối qua, nghe tin cụ mất, vợ chồng con cái chẳng kịp nghĩ gì nhiều, chỉ biết thấy lòng mình đau xót lắm. Chúng tôi xếp hàng  hơn ba tiếng đồng hồ rồi, chỉ mong được vào thăm viếng ngôi nhà mà cụ đã từng sống và làm việc và để cho cháu Gia Bảo (con trai chị Nhàn - PV) được thấy hình ảnh của vị Tướng giữa đời thường…”.

Trong đoàn người vào viếng, tôi chú ý hơn cả vào hai cha con anh Nguyễn Hữu Quảng. Cậu bé mới hơn 6 tuổi ngồi trên lưng cha, xếp hàng suốt hơn hai tiếng đồng hồ, lưng áo cả hai đã ướt đẫm mồ hôi. Anh Quảng  nói: “Mỗi lần mỏi mệt, hai cha con lại cùng nhìn vào bức ảnh Đại tướng là bao nhọc nhằn tan hết.  Tôi và cậu con trai theo dòng người đợi viếng Đại tướng đã ngót hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi ở Hoàng Mai (Hà Nội). Có xếp thế này chứ có lâu bao nhiêu tôi cũng sẵn lòng đợi để được vào nhà viếng bác Giáp”.
Những tấm lòng thành kính hướng về Đại tướng
 Những tấm lòng thành kính hướng về Đại tướng
 Anh Quảng kể, nghe tin mà anh thấy lạnh người, anh chạy ra hiệu sách hỏi mua liền bốn cuốn nói về Đại tướng kèm theo một bức ảnh. Mua xong, cả hai cha con thức gần trọn hết đêm để đọc những dòng tư liệu về vị Anh hùng ấy. Tôi hỏi cháu bé Thế Minh Hoàng  (con anh Quảng), có biết ai ở trong ảnh cháu đang cầm không. “Dạ, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp…!” - cậu bé Minh Hoàng dõng dạc trả lời. 
“Tôi đọc nhiều sách về cụ rồi, dù chưa một lần được gặp cụ, với tôi cụ là một người Anh hùng của dân tộc. Tôi đưa cháu đi viếng cụ cũng là một cách giáo dục cho cháu. Với tôi, và cả với con tôi, cụ mãi là Anh hùng, cụ luôn sống mãi…” - anh Quảng bộc bạch.

 Cũng như cha con anh Nguyễn Hữu Quảng mang tấm lòng thành kính mong một lần gặp vị Anh hùng của dân tộc, ông Võ Duy Liêm (74 tuổi) quê Nam Định cùng gia đình kiên nhẫn trong dòng người suốt hơn hai giờ đồng hồ. “Tôi nhập ngũ năm 1968, thuộc đơn vị E335 đóng tại vùng Thượng Lào, viếng Đại tướng mấy bố con tôi chỉ vội mang theo một bó hoa để viếng hương hồn cụ thôi. Tôi chưa có may mắn được gặp cụ nhưng với tôi cụ là một người đồng đội, một người chỉ huy, một Anh hùng, Cụ vẫn sẽ sống mãi…”.  Như nghẹn lại, người đàn ông này vội quay đi lau nhanh đôi dòng nước mắt.

17 giờ, dòng người vẫn chầm chậm nối dài. Tìm trên đường Hoàng Diệu, tôi gặp lại người phụ nữ quê Bình Dương tên Trần Quỳnh Mai đang thẫn thờ ngồi nhìn xa xa vào số nhà 30: “Tôi được viếng nhà cụ rồi, nhưng tôi muốn ngồi lại, tôi muốn sẽ được đến viếng cụ ở nhà tang lễ nữa để được nhìn cụ một lần cuối trong đời…” .

Và cứ thế, dòng người tiếp tục nối dài trong niềm tiếc nuối khôn nguôi. Hết giờ thăm viếng, vẫn chưa ai muốn rời khỏi ngôi nhà của Đại tướng. Khi người nhà của cụ ra cảm ơn và thông báo sẽ vẫn mở cửa đón bà conđến ngày 11 tháng 10, bà con mới thẫn thờ ra về…

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.