Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô nguy cơ phá sản?

Những quy định dự kiến sẽ được ban hành được cho là “rất có lợi” cho các doanh nhập khẩu linh kiện, nhưng có thể khiến ngân sách Nhà nước phải chịu thiệt thòi vì mất khá nhiều tiền thuế. Còn chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ ra sao?

Trong khi các cơ quan chức năng đang tìm hướng giải quyết vụ ấn định thuế suất nguyên chiếc với 3 lô hàng mà Tổng Công ty Vinamotor nhập khẩu thì mới đây, Bộ Tài chính đã dự thảo sửa đổi Thông tư 184/2010/TT-BTC. Những quy định dự kiến sẽ được ban hành được cho là “rất có lợi” cho các doanh nhập khẩu linh kiện, nhưng có thể khiến ngân sách Nhà nước phải chịu thiệt thòi vì mất khá nhiều tiền thuế. Còn chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ ra sao?

Mở đường cho nhập khẩu linh kiện

Chính sách thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu đang được thực hiện theo Thông tư 184/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu…Theo Thông tư này, linh kiện ô tô nhập khẩu, dạng CKD, sẽ được áp dụng theo mức thuế suất linh kiện theo từng linh kiện cụ thể. Trường hợp linh kiện không đảm bảo độ rời rạc (như đã hàn tán, sơn tĩnh điện, cabin đã lắp vào thân như một số doanh nghiệp vừa qua đã nhập khẩu) thì áp dụng thuế suất nguyên chiếc cho toàn bộ linh kiện đó.

Với đề xuất mới của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện lắp ráp có thể sẽ tránh được khoản thuế hàng ngàn tỷ đồng. Ảnh minh họa
Với đề xuất mới của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện lắp ráp có thể sẽ tránh được khoản thuế hàng ngàn tỷ đồng. Ảnh minh họa
Theo một số doanh nghiệp nhập khẩu, mức chênh lệch giữa thuế suất nhập khẩu xe nguyên chiếc và thuế suất của bộ linh kiện nhập khẩu đầy đủ của một chiếc xe để lắp ráp trong nước là khoảng 50%.
Quy định như vậy, những doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện để lắp ráp không đủ độ rời rạc sẽ bị ấn định thuế nguyên chiếc. Điều này thực tế đã diễn ra và nhiều doanh nghiệp đã phải nộp thêm hàng chục tỷ đồng tiền thuế vì linh kiện không đảm bảo độ rời rạc.

Chính sách này cũng gián tiếp khuyến khích các doanh nghiệp nội địa hóa nhiều hơn, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế cho linh kiện nhập ngoại. Chính sách này tạo cơ hội để ngành sản xuất linh kiện ô tô Việt Nam có để phát triển và tạo hàng rào an toàn cho thị trường linh kiện sản xuất trong nước trước sự ngấp nghé của linh kiện nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại cho rằng, chính sách thuế được ban hành theo Thông tư 184/2010/TT-BTC như trên là “không phù hợp”, ảnh hưởng đến tình hình thực tế sản xuất và lắp ráp xe trong nước. Do hiện nay, các linh kiện nhập khẩu không đảm bảo độ rời rạc như quy định của pháp luật sẽ ngày càng nhiều. Vì thế, theo quan điểm Bộ Tài chính được nêu trong dự thảo sửa đổi Thông tư 184 là với những lô hàng linh kiện nhập khẩu có linh kiện không đảm bảo độ rời rạc thì chỉ tính thuế suất nguyên chiếc đối với linh kiện đó, không tính thuế đối với cả bộ linh kiện như quy định tại Thông tư 184/2010/TT-BTC hiện nay.

Theo Bộ Tài chính, như vậy sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu và lắp ráp nhiều hơn.

Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô sẽ… chuyển hướng

Với quan điểm của Bộ Tài chính về sửa đổi chính sách, doanh nghiệp lắp ráp bằng 100% linh kiện nhập khẩu sẽ rất phấn khởi vì họ có thể tránh phải nộp tiền thuế lên đến hàng nghìn tỷ.

Hậu quả của chính sách dự kiến đưa ra là không chỉ nhà nước sẽ bị “thất thu” thuế do không áp được thuế suất nguyên chiếc với những bộ linh kiện không rời rạc. Nhưng, liệu có “đổi lại” là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam sẽ phát triển hay chỉ một số doanh nghiệp được lợi nhờ giảm khoản thuế linh kiện nhập khẩu?

Theo quan điểm của một số doanh nghiệp sản xuất ô tô, thì việc thay đổi chính sách thuế theo hướng mà Bộ Tài chính đưa ra, dường như để bảo vệ doanh nghiệp không đầu tư hoặc ít đầu tư cho sản xuất và nội địa hóa mà chủ yếu “sống nhờ” lắp ráp thuê.

Chính sách này không bảo vệ đa số các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hiện nay mà sẽ đẩy các doanh nghiệp sản xuất đã đầu từ hàng trăm tỷ đồng để sản xuất các bộ phận của ô tô phải… đắp chiếu nhà máy. Vì các nhà cung cấp linh kiện ở nước ngoài bao giờ cũng mong muốn các doanh nghiệp lắp ráp phải mua bộ linh kiện đầy đủ của họ, mặc dù các bộ linh kiện đó không đáp ứng mức độ rời rạc.

Với sự “mở đường” của Bộ Tài chính theo hướng sửa đổi chính sách như trên, doanh nghiệp sẽ không cần nội địa hóa mà chỉ cần nhập khẩu linh kiện cho… rẻ, đặc biệt là linh kiện từ Trung Quốc.

Phản hồi về chính sách mà Bộ Tài chính dự kiến đưa ra, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, cần phải duy trì chính sách thuế hợp lý đối với linh kiện không đảm bảo độ rời rạc để ổn định và tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ.

Vậy mức thuế suất cho linh kiện “không rời rạc” như thế nào là phù hợp? Theo ý kiến của Công ty Toyota Việt Nam gửi Bộ Tài chính thì cần phải sửa đổi thông tư này theo hướng: “không cho nhập khẩu hoặc xử phạt thật nặng đối với các linh kiện không đảm bảo độ rời rạc theo quy định”. Như vậy, chính sách mà Bộ Tài chính dự thảo đã bị chính các doanh nghiệp được Bộ cho là “có lợi” phản đối.

Cũng như ý kiến của Công ty Toyota Việt Nam , nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất ô tô khác cũng phản đối dự thảo sửa đổi chính sách của Bộ Tài chính. Thậm chí, hướng sửa đổi Thông tư 184/2010/TT-BTC có thể tạo nên một môi trường tốt cho.. tiêu cực.

Vì theo dự thảo này, nếu cứ có văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ xác định linh kiện không rời rạc là “chấp nhận được” là sẽ được áp thuế suất linh kiện, thì không thể loại trừ doanh nghiệp sẽ “chạy” để có được “giấy phép con” này của Bộ Khoa học và Công nghệ. Sự chênh lệch giữa thuế suất nguyên chiếc và thuế suất linh kiện rất lớn chính là động cơ của các hành vi tiêu cực, lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân.

Đánh giá về sự liên quan giữa Quyết định 05/2005/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định “tiêu chuẩn rời rạc”, Cty Toyota Việt Nam cũng cho rằng, dựa trên quy định này, các nhà sản xuất trong nước đã đầu tư lớn cho  các công đoạn sản xuất, như dây chuyền hàn, sơn tĩnh điện. Các nhà sản xuất linh kiện ô tô cũng đã nội địa hóa nhiều linh kiện như thân xe, ống xả, dây điện… nếu bỏ quy định về độ rời rạc của linh kiện (như đề xuất của Bộ Tài chính) thì sẽ đe dọa  sự tồn tại của ngành công nghiệp ô tô.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 177/2004/QĐ-TTg, thì ngành công nghiệp ô tô phát triển trên cơ sở tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước.

Với chính sách mà Bộ Tài chính dự kiến ban hành khi sửa đổi Thông tư 184/2010/TT-BTC thì chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô không những không được lợi mà có thể chuyển hướng thành…ngành lắp ráp thuê. Như vậy, dự thảo sửa đổi Thông tư này rõ ràng không có lợi cho định hướng phát triển mà chỉ giúp giải quyết một vài vụ việc cụ thể mà các Bộ, ngành đang… vướng.

Bình Minh

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.