Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: “Nóng” không chỉ các trường nội thành

Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: “Nóng” không chỉ các trường nội thành
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, số học sinh tốt nghiệp lớp 9 năm nay là 129.210 em. Trong đó gần 105.000 em đăng ký dự thi, nhưng chỉ có 69.805 chỉ tiêu vào lớp 10 THPT công lập (66%). “Tỷ lệ chọi” trung bình năm nay là 1 chọi 1,85, cao hơn cả hai năm gần đây.

“Tỷ lệ chọi” tăng cao

Toàn thành phố Hà Nội có 12 khu vực tuyển sinh lớp 10 phân chia theo địa giới hành chính. Thí sinh được lựa chọn khu vực tuyển sinh để đăng ký dự thi. Số liệu của Sở GD&ĐT Hà Nội cho thấy, tại tất cả 12 khu vực tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký dự thi đều cao hơn so chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 1,2 lần trở lên.

Trong đó, 2 khu vực tuyển sinh “nóng” nhất của thành phố với tỷ lệ cạnh tranh cao hơn hẳn những khu vực khác là: Khu vực tuyển sinh 1 và Khu vực tuyển sinh 3. Khu vực 3 gồm các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa có “tỷ lệ chọi” cao nhất (2,14). Các trường THPT trong khu vực tuyển sinh này đều có “tỷ lệ chọi” cao như THPT Khương Hạ, THPT Kim Liên, THPT Cầu Giấy, THPT Yên Hòa, THPT Nhân Chính, THPT Đống Đa.

Xếp thứ 2 là khu vực tuyển sinh 1 gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ, với 3 trường là THPT Phan Đình Phùng, THPT Phạm Hồng Thái và THPT Nguyễn Trãi Ba Đình đều có “tỷ lệ chọi” rất cao.

Bất ngờ năm nay là một số trường mới thành lập vốn rất vắng thí sinh nhưng năm nay cũng có “tỷ lệ chọi” rất cao. Trên các diễn đàn, một số phụ huynh lo lắng vì các trường “làng” được đăng ký với mục tiêu “chống trượt” cho con đã không còn “an toàn” như dự tính.

Trong 117 trường THPT công lập, Trường Tiểu học, THCS và THPT Khương Hạ có “tỷ lệ chọi” cao nhất 1/3,55. Đây là trường công lập nhiều cấp học đầu tiên ở Hà Nội, tuyển sinh từ năm 2021. Năm nay, trường nhận 280 học sinh lớp 10 nhưng có tới 995 hồ sơ nguyện vọng 1.

Xếp sau trường Khương Hạ về “tỷ lệ chọi” là Trường THPT Chu Văn An với 1/3,43. Hệ không chuyên của trường tuyển 270 học sinh, nhận được 926 hồ sơ. Tiếp đó là THPT Sơn Tây và THPT Kim Liên, cùng có “tỷ lệ chọi” 1/2,62. Trường THPT Nguyễn Văn Cừ xếp thứ 5 với “tỷ lệ chọi” 1/2,51. Các vị trí còn lại trong top 10 thuộc về các Trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, THPT Trung Văn, THPT Cầu Giấy, THPT Yên Hòa, THPT Phan Đình Phùng.

Bên cạnh những trường có “tỷ lệ chọi” cao, nhiều trường có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thấp hơn số chỉ tiêu được giao, đồng nghĩa thí sinh dự thi chỉ cần không bị điểm liệt sẽ trúng tuyển.

Theo các chuyên gia, số lượng các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của thí sinh vào lớp 10. Sở GD&ĐT Hà Nội ước tính khoảng 30.000 học sinh khác sẽ vào các trường công lập tự chủ hoặc tư thục (23,2%). Số còn lại sẽ được tuyển vào các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.

Giai đoạn nước rút

Nói về lý do chênh lệch “tỷ lệ chọi” giữa các khu vực, thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh cho rằng do sự phân bố dân cư và số trường không đều. 12 quận nội thành có số dân là 3,74 triệu (số liệu đầu năm 2022), chiếm gần một nửa (44%) dân số Hà Nội. Trong khi đó, tổng số trường công lập ở khu vực này chỉ 37, còn ngoại thành có 81 trường, hơn gấp đôi.

Đồng thời, theo một số thầy cô, “tỷ lệ chọi” chỉ là số liệu để thí sinh và phụ huynh tham khảo về mối tương quan giữa số nguyện vọng đăng ký với chỉ tiêu được giao. Nếu trường thí sinh đăng ký có “tỷ lệ chọi” cao thì phụ huynh và học sinh cũng không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới tâm lý và kết quả ôn luyện. Trong giai đoạn nước rút này, các em cần tập trung, củng cố kiến thức, ôn luyện nhuần nhuyễn các dạng bài trong đề thi của những năm trước, trang bị các kỹ năng cần thiết trong quá trình làm bài thi để bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT với tâm lý tốt nhất.

Trên thực tế, một số trường không đứng ở tốp đầu thí sinh đăng ký, nhưng điểm đầu vào luôn ở tốp đầu như THPT Thăng Long. “Tỷ lệ chọi” vào trường thấp bởi thí sinh đã lượng sức mình để đăng ký. Những trường tốp đầu truyền thống điểm luôn ở tốp đầu, dù “tỷ lệ chọi” thấp hay cao.

Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 sẽ diễn ra vào ngày 10 và 11/6. Thí sinh sẽ làm ba bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh đăng ký 1 trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường THCS).

Điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập được tính bằng tổng điểm bài thi môn Toán và điểm bài thi môn Ngữ văn (nhân hệ số 2) cộng điểm bài thi môn Ngoại ngữ, cộng điểm ưu tiên (nếu có).

Bài thi môn Toán và bài thi môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi; bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút; có nhiều mã đề trong một phòng thi bảo đảm nguyên tắc 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề.

Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Trong đó, đề thi môn Toán và Ngữ văn bảo đảm 4 cấp độ nhận thức gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và có một số câu ở cấp độ vận dụng.

Về thời gian tuyển sinh, học sinh trúng tuyển sẽ xác nhận nhập học vào trường theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp từ ngày 10/7 đến ngày 12/7; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7 đến ngày 22/7.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật TP HCM đoạt giải nhất cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot 2024

Ban tổ chức trao giải nhất cho đội TSUNAMI đến từ Trường Đại học Luật TP HCM.
(PLVN) - Ngày 25/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP HCM diễn ra vòng Chung kết và Lễ trao giải cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot cấp Quốc gia năm 2024, đánh dấu mùa thứ VIII thành công của sân chơi học thuật này. Sự tranh tài của hai đội xuất sắc nhất thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên môn và các sinh viên ngành luật trong cả nước.