Chạy đua... “lên đời” lăng mộ

Chưa kịp "xả hơi" về việc lo Tết, không hiếm gia đình đã tá hỏa khi lại tiếp tục nhận “trát” từ  quê:“Gần Tết Thanh Minh, chuẩn bị tiền đóng góp xây mộ tổ”. Trước tình cảnh này, nhiều người đô thị nghèo than “cơn ông chưa qua, cơn bà đã tới”.

Chưa kịp "xả hơi" về việc lo Tết, không hiếm gia đình đã tá hỏa khi lại tiếp tục nhận “trát” từ  quê:“Gần Tết Thanh Minh, chuẩn bị tiền đóng góp xây mộ tổ”. Trước tình cảnh này, nhiều người đô thị nghèo than “cơn ông chưa qua, cơn bà đã tới”.

Xây mộ là việc làm bày tỏ tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên nhưng cần xem xét sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình. Ảnh chỉ mang tính minh họa
Xây mộ là việc bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên nhưng cần xem xét cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Không đóng tiền, bị tẩy chay

Vừa lên Hà Nội làm việc được hơn nửa tháng sau đợt nghỉ Tết, anh Lục Bá Toàn (Thái Bình) lại nhận được điện thoại của ông trưởng họ bảo về quê gấp. Băn khoăn chẳng biết chuyện gì xảy ra, mặc dù còn rất nhiều công việc dở dang nhưng anh đành xin nghỉ hai hôm để về.

Không chỉ mình anh Toàn bị triệu về đột xuất như vậy mà các chú, các bác khác đang làm việc ngoài thành phố cũng bị gọi về hết. Tối đến, cả họ kéo đến đông đủ. Cuộc họp họ tổ chức ngay với nội dung “Xây mộ lăng tổ” -  “Ơ, mộ tổ họ mình xây rồi cơ mà anh?” - một người nhanh nhảu hỏi. Lập tức ông trưởng họ đứng lên thuyết trình một hồi: “Mọi người xem như thế mà gọi là xây à? Các chú ra thành phố làm, đi đông đi tây nếm đủ thứ của ngon vật lạ thế mà có mỗi góc mộ ở quê nhà cũng không dám bỏ tiền ra xây. Các họ khác họ có hơn gì mình đâu mà họ xây to gấp 5 gấp 10 lần mình ấy chứ. Các chú đi rồi là xong còn chúng tôi ở nhà nhục lắm không ngửa mặt lên nhìn ai được. Nếu các chú tiếc thì để anh em chúng tôi ở nhà tự lo. Đói ăn, đói mặc cũng phải cố lo xây được khu mộ cho bằng người”.

Cứ thế ông trưởng tộc nói ra như để thỏa nỗi ấm ức bấy lâu. Rồi ông liệt kê danh sách hàng loạt họ trong làng đã xây mộ ra sao. Rồi như ông A, ông B kia ra ngoài thành phố làm ăn có tiền về mua những khu đất rõ là to, xây những khu mộ rõ là đẹp.

Người ta chưa chết mà đã xây sẵn mộ to như cái nhà để xí phần nữa cơ. Chẳng nói đâu xa, như cái nhà ông Nguyên có bà cô ở liền rào nhà mình đây này, bỏ làng đi từ hồi tóc còn để chỏm, không tin tức thư từ gì, tưởng chết mất xác ở đâu rồi, gia đình họ hàng quên mặt, mất tên, đến bố mẹ chết cũng phải một tay họ hàng xúm vào chôn cất. Ấy thế mà đùng một cái năm ngoái ông ấy tìm về, ra nằm khóc ngoài mộ bố mẹ một hồi rồi quyết định bỏ tiền ra xây cho bố mẹ hai cái mộ to như nhà của người đang sống. Cũng thuê người thiết kế, đổ mái bằng, cuốn rồng, ốp gạch men kính đoàng hoàng, nhìn mà sướng con mắt.

Nghe nói tổng chi phí hết những 150 triệu động cơ đấy. Tên ông ấy cả làng, cả huyện biết. Mà ông ấy cũng không quên bỏ 90 triệu đồng ra xây khu mộ cho họ, một khu đất riêng đàng hoàng, to đẹp, xây sẵn luôn chỗ cho cả các cụ chưa chết nữa. Mà đâu phải chỉ riêng làng mình con cháu góp tiền xây mộ họ đâu, làng nào xã nào người ta cũng làm vậy. Họ nọ đấu họ kia, làng này nhìn làng khác.

Sau một thôi một hồi “hùng biện”, ông trưởng tộc kết luận: “Tôi tính rồi, việc xây là không cần phải bàn đến nữa. Không phân biệt giàu nghèo, nhà quê hay thành phố, bổ đầu đinh, mỗi nhà 5 triệu đồng/suất. Nếu ai không đóng thì tự giác rút tên mình ra danh sách dòng họ. Tôi nói là làm!”.

Lăng mộ to - cuộc sống khó

“Quyết sách” của ông trưởng tộc khiến không ít người lo lắng bởi số tiền ấy, người đi làm công ngoài thành phố, nhà nông lấy đâu ra, trong khi mùa màng thất bát. Nhưng “lệnh” của trưởng tộc không thể không “tuân”.

Chẳng có tiền, nhiều gia đình phải bán lợn, gà đang nuôi trong chuồng. Có nhà còn lấy tiền mua thóc giống, con giống ra đóng. Lại có nhà nợ lại nhà trường tiền học phí của những đứa con mình để góp việc họ. Thậm chí phải đi vay lãi để đóng góp, có người buông miệng: “Lệ thì phải theo thôi. Cả đời cố nhịn ăn nhịn mặc để sắm sửa cái bàn cái ghế trong nhà cho nó đàng hoàng, nhưng chưa kịp sắm thì đã phải dốc túi ra xây mộ tổ. Thiếu thì vay mượn giật tạm chứ không thể khất họ được”.

Sau một tuần đi “gom” tiền ở các nhà, ông trưởng tộc cũng có đủ số tiền xây mộ tổ và vội vã thuê người xây mộ để kịp tới Tết Thanh minh.

Theo thiết kế, nó không chỉ nhất làng, nhất xã về kiểu cổ của người phương Nam : Ba tầng, sáu mái. Chỉ khác là nó không có rồng chầu mặt nguyệt, nhưng nó lại được ốp từ chân móng đến đỉnh lăng một loại gỗ quý được đánh vécni ghép thành.

Ngắm bản thiết kế với ngôi mộ tổ được “lên đời” ấy, ngỡ ông trưởng tộc phải vui mừng khôn xiết vì ông đã được toại nguyện. Nào ngờ, ông lại thở dài nét mặt buồn bã.

Ông đã nghe bà con dân làng xì xào: “Ối dào, lăng mộ to để ra oai với ai trong khi đám con trẻ của họ Lục Bá mặt bủng, da beo, lôi thôi, lếch thếch, rong chơi vì thất học, còn bố mẹ chúng suốt ngày cãi vã chỉ vì lo miếng ăn hàng ngày. Với tình hình thời tiết thất thường như năm nay, chẳng biết mùa màng rồi sẽ ra sao. Mộ tổ thì to mà cuộc sống thì khó”.

Xây mộ là việc làm bày tỏ tấm lòng kính cẩn với ông bà tổ tiên, thể hiện nét đẹp truyền thống của người Việt Nam . Nhưng cần xem xét lại việc xây mộ sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình, từng địa phương. Đã đến lúc cần nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề thực hiện nếp sống văn minh, giảm thiểu những thủ tục không cần thiết trong việc ma chay, xây lăng mộ.

Thuỳ Dương

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.