Châu Âu vật vã đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ hai

Đại lộ Champs-Elysees gần như không có người vì lệnh giới nghiêm có hiệu lực ở Paris vào tối thứ Bảy – 17/10. Ảnh: Lewis Joly/AP
Đại lộ Champs-Elysees gần như không có người vì lệnh giới nghiêm có hiệu lực ở Paris vào tối thứ Bảy – 17/10. Ảnh: Lewis Joly/AP
(PLVN) - Chín thành phố của Pháp hiện bị giới nghiêm kéo dài cả tháng. Số ca nhiễm mới ở châu Âu tăng 44% trong một tuần. Nhiều quốc gia tính toán việc tái “khóa cửa”.

Hàng triệu người châu Âu đang phải đối mặt với những biện pháp hạn chế mới khi làn sóng COVID-19 thứ hai đang tấn công châu lục này, sau khi Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo mức tăng các ca bệnh mới với tỷ lệ 44% “rất đáng lo ngại” trong hơn một tuần qua.

Trong một nỗ lực để ngăn chặn sự gia tăng đáng lo ngại của các ca bệnh, nhiều chính phủ đã thắt chặt các biện pháp để kiểm soát sự lây lan của đại dịch – kể cả khi những người bất đồng ý kiến phản đối quyết liệt.

Khoảng 20 triệu người ở khu vực Paris và 8 thành phố khác của Pháp đã phải đối mặt với lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng từ thứ Bảy – 17/10, sau khi các ca nhiễm gia tăng tại quốc gia đã từng là một trong những điểm nóng lớn của châu Âu.

Lệnh giới nghiêm ban đêm kéo dài ít nhất một tháng. Pháp nhấn mạn sự cần thiết phải hành động khi nước này báo cáo một kỷ lục khác về các trường hợp nhiễm mới, với hơn 32.000 người nhiễm bệnh chỉ trong 24 giờ.  

Anh là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu , với hơn 43.000 ca tử vong trong gần 700.000 ca nhiễm bệnh.  

Thế nhưng khi chính phủ nước này tăng cường các biện pháp hạn chế, cấm các cuộc tụ tập của nhiều gia đình hoặc giữa các thành viên của các hộ gia đình khác nhau ở London và một số thành phố khác của Anh, chính quyền đã nhận không ít lời chỉ trích.

Theo các biện pháp mới, khoảng 28 triệu người – tương đương một nửa dân số Anh - đang phải chịu các hạn chế xã hội chặt chẽ. 

Bắc Ireland  đóng cửa các quán rượu và nhà hàng từ thứ Sáu -16/10, diễn ra trong một tháng và kéo dài thời gian nghỉ học. 

Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi người dân ở nhà bất cứ khi nào có thể sau khi 7.830 trường hợp đã nhiễm bệnh chỉ trong 24 giờ. “Mùa đông và Giáng sinh của chúng ta như thế nào sẽ được quyết định trong những tuần tới,” bà nói trong thông báo hàng tuần của mình.

Tuy vậy, hôm thứ Sáu – 16/10, một tòa án ở Berlin đã lật lại lệnh yêu cầu các nhà hàng và quán bar đóng cửa sớm. Đó là trở ngại pháp lý mới nhất đối với những nỗ lực của chính quyền địa phương và liên bang nhằm hạn chế sự lây truyền COVID-19.

Tại Ý , khu vực giàu có ở phía bắc Lombardy, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt dịch COVID-19 đầu tiên vào tháng 2, đã ra lệnh đóng cửa tất cả các quán bar vào lúc nửa đêm. 

Slovakia thông báo hôm thứ Bảy -17/10 rằng họ sẽ xét nghiệm tất cả mọi người trên 10 tuổi để tìm virus trong bối cảnh các ca bệnh gia tăng nhanh ở nước này.

“Xét nghiệm sẽ được miễn phí,” Thủ tướng Igor Matoviche nói với các phóng viên tại nước 5,4 triệu người, mà không nêu rõ xét nghiệm là bắt buộc hoặc tự nguyện.

Tại Cộng hòa Séc, chính phủ đã yêu cầu quân đội thành lập một bệnh viện dã chiến 500 giường bên ngoài thủ đô Praha.

Bỉ sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm của riêng mình, từ nửa đêm đến 5 giờ sáng, từ thứ Hai – 19/10, đồng thời đóng cửa các quán cà phê và nhà hàng trong bốn tuần.

Ba Lan đã đóng cửa các trường học và cao đẳng ở các thành phố lớn trong khi các nhà hàng sẽ phải đóng cửa từ 9h tối.

Trong các diễn biến khác, Áo , Slovenia và Hungary đều đã thông báo về số ca mắc bệnh tăng đột biến. Tại Slovenia, việc bắt buộc đeo khẩu trang ở các không gian công cộng ngoài trời đã có hiệu lực vào thứ Bảy – 17/10.    

AFP, Guardian

https://www.theguardian.com/world/2020/oct/18/global-covid-report-paris-under-curfew-as-europe-battles-soaring-caseload

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.