Châu Á trước “tầm ngắm” của chủ nghĩa khủng bố

Malaysia cho biết, đã bắt giữ 230 nghi phạm khủng bố trong 3 năm qua
Malaysia cho biết, đã bắt giữ 230 nghi phạm khủng bố trong 3 năm qua
(PLO) - Tờ “Straitstimes” số ra mới đây đăng bài phân tích của hai chuyên gia - Tiến sĩ Audrey Kurth Cronin, chuyên gia quan hệ quốc tế tại ĐH Mỹ và Tiến sĩ Patrick M.Cronin, Giám đốc cấp cao của Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm nghiên cứu về một nền an ninh mới của Mỹ (CNAS) - với nhận định mối đe dọa khủng bố đang gia tăng tại châu Á. 

Lực lượng chống khủng bố của Indonesia ngày 5/8 vừa qua đã dập tắt một âm mưu tấn công khủng bố với việc bắt giữ 6 thành viên của một nhóm cực đoan địa phương có tên gọi “Katibah Gigih Rahmat” (KGR). Nhóm này được biết đến với việc đưa người trái phép vào Syria để chiến đấu cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria. 

Tín hiệu cảnh báo

Cảnh sát Indonesia cho biết Gigih Rahmat Dewa, kẻ cầm đầu của nhóm khủng bố kể trên, cùng với Bahrun Naim - một công dân Indonesia chiến đấu cho IS ở Syria - đã lên kế hoạch tấn công vịnh Marina bằng tên lửa. Điều may mắn là hầu hết các âm mưu tấn công khủng bố gần đây ở Indonesia đều được thực hiện một cách kém cỏi bởi những “phần tử địa phương” không đủ năng lực. Vụ tấn công khủng bố nhằm vào trung tâm mua sắm Sarinah ở Jakarta (Indonesia) hồi tháng 1 vừa qua là một ví dụ. 

Bahrun Naim được cho là đã gửi tiền cho KGR và chỉ dẫn cách thức hành động cho các thành viên nhóm này qua mạng Internet. Các cuộc nói chuyện thông qua phương tiện truyền thông xã hội của chúng đã bị cảnh sát chú ý và dẫn tới việc phát hiện âm mưu khủng bố nhằm vào Vịnh Maria.

Cùng với việc nhóm khủng bố IS bị tấn công mạnh mẽ ở Syria và Iraq, việc khuyến khích gửi các chiến binh được huấn luyện bài bản trở lại Indonesia cũng đang được thúc đẩy. Điều này, kết hợp với việc các phạm nhân dễ dàng sử dụng điện thoại thông minh trong mọi nhà tù ở Indonesia, hình thành mối đe dọa nguy hiểm về chủ nghĩa khủng bố trong tương lai ở khu vực Đông Nam Á. 

Batam, cách khu trung tâm Singapore khoảng 19 km, là một trung tâm công nghiệp nằm giữa “khu vực tam giác đang tăng trưởng” gồm Indonesia, Malaysia và Singapore. Việc trấn áp KGR đánh dấu chiến công lần thứ 2 trong cuộc chiến chống khủng bố của Indonesia.

Vào giữa tháng 7 vừa qua, Alpha 29, một đơn vị của 3.000 cảnh sát đặc nhiệm chống khủng bố tinh nhuệ, tiến hành chiến dịch Tinombala tại trung tâm thị trấn Sulawesi của Poso, tiêu diệt thành công tên khủng bố Abu Wardah, hay còn được gọi là “Santoso” đang bị truy nã gắt gao nhất ở Indonesia. 

Thành công của Indonesia xem ra đã ngăn chặn một cuộc tấn công nhằm vào một nơi thịnh vượng nhất Đông Nam Á, cũng như giúp ngăn chặn IS có được chỗ đứng chân ở một khu vực vốn rất yên bình. Singapore vẫn đi đầu toàn cầu trong việc theo dõi khủng bố và dường như vẫn có thể kiểm soát được tình hình trong vụ phá tan âm mưu khủng bố từ Batam. 

Vịnh Marina của Singapore đã suýt bị tấn công khủng bố bằng tên lửa
Vịnh Marina  của Singapore đã suýt bị tấn công khủng bố bằng tên lửa

Gia tăng mối đe dọa

Hiện tại, liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đang tiến hành cuộc chiến chống khủng bố nhưng chủ yếu diễn ra ở khu vực Trung Đông. Đáng lưu ý là, nhiều diễn biến phức tạp gần đây lại cho thấy, hoạt động khủng bố có nhiều biểu hiện khó lường và không giới hạn ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới. 

Thực tế, IS đang nhắm đến việc tạo ra một nhánh của tổ chức này ở Đông Nam Á, bắt đầu từ Malaysia, sau đó có thể lan sang Singapore và nhiều nước khác. Đáng lo ngại nhất là Malaysia, Philippines và 

Indonesia, những nước có đa số người dân theo đạo Hồi. Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh ngày càng phải hứng chịu nhiều tổn thất đáng kể ở Syria, các thủ lĩnh của IS buộc phải tìm kiếm địa bàn hoạt động mới và chúng muốn tấn công khủng bố ở Đông Nam Á để quảng bá thương hiệu trong khu vực và thu hút các phần tử cực đoan tại đây.

Ước tính năm 2015 có khoảng 50 kẻ cực đoan từ Indonesia đã tới Syria gia nhập IS. Đầu những năm 2000, Indonesia từng hứng chịu nhiều đợt tấn công khủng bố do các chi nhánh của Al-Qaeda thực hiện, trong đó vụ đánh bom Bali năm 2002 khiến 202 người thiệt mạng, đa phần là du khách nước ngoài. 

Indonesia tiếp tục trở thành mục tiêu tấn công khủng bố khi ngày 14/1/2016, IS đã thực hiện 7 vụ đánh bom liên hoàn và xả súng tại trung tâm thương mại Sarinah ở thủ đô Jakarta làm 8 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương. 

Đến tháng 4, IS tiếp tục cảnh báo Malaysia, Philippines và Singapore nằm trong số những mục tiêu tấn công tiếp theo. Ngày 5/8, Singapore đã rúng động trước âm mưu tấn công bằng rocket nhằm vào khu Marina Bay, một trong những địa điểm trung tâm thu hút đông đảo khách du lịch nhất của Singapore.

Ngày 6/8, cảnh sát Indonesia cho biết họ đã xác định Gigih Rahmat Dewa là thủ lĩnh nhóm 6 đối tượng bị bắt giữ hôm 5/8 tại đảo Batam, Indonesia vì tình nghi âm mưu bắn rocket từ đảo Batam sang Singapore. Dewa, 31 tuổi là một công nhân nhà máy, xuất thân từ thành phố Solo của Indonesia. Các nhà điều tra khẳng định rằng nhóm đối tượng trên đã liên lạc trực tiếp với Bahrun Naim, một phần tử thuộc IS ở Syria và chính Naim đã ra lệnh thực hiện các cuộc tấn công Singapore và Batam. 

Tại buổi thông báo tình hình an ninh cho các nhà ngoại giao nước ngoài tại Malaysia hôm 9/8, Bộ Nội vụ Malaysia cho biết nước này đã bắt giữ tổng cộng 230 nghi phạm khủng bố trong ba năm qua. Trong số những kẻ bị bắt, 84 nghi phạm đã bị buộc tội, 18 nghi phạm bị trục xuất và 62 nghi phạm được trả tự do. 

Bộ Nội vụ Malaysia cho biết đã tăng cường sự hiện diện của các nhân viên an ninh, chia sẻ thông tin với các nước khác, tiến hành tuần tra chung giữa lực lượng cảnh sát và quân đội, lắp đặt các trạm cảnh sát cơ động. Phó chỉ huy đơn vị chống khủng bố, Ayob Khan cho biết 90 người Malaysia đã được xác nhận là tham gia hoạt động của IS tại Syria, trong đó 21 đối tượng đã bị thiệt mạng. Trong khi đó, các nguồn tin tình báo khác cho biết, IS đã tổ chức được một nhóm khủng bố lên đến hàng trăm chiến binh được tuyển mộ từ Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.

20 quốc gia và 3 tổ chức quốc tế đã phải ngồi lại với nhau bàn cách đối phó với chủ nghĩa khủng bố
20 quốc gia và 3 tổ chức quốc tế đã phải ngồi lại với nhau bàn cách đối phó với chủ nghĩa khủng bố

Gom sức đối phó

Đó là quyết tâm chung mà lãnh đạo nhiều nước châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đang thể hiện công khai.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra ở thành phố Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhận định Đông Nam Á đang trở thành một điểm “nóng” chiêu mộ chiến binh của IS. Theo ông Lý Hiển Long, hàng trăm người từ các nước Đông Nam Á, trong đó có cả công dân Singapore đã tham gia các tổ chức khủng bố trong khu vực, bao gồm cả IS.

Thêm vào đó, sức mạnh tuyên truyền trên các trang mạng xã hội cộng với việc sử dụng hiệu quả các ứng dụng tin nhắn có thể giúp IS tăng nhanh dòng binh sĩ đến từ các quốc gia Hồi giáo tại Đông Nam Á.

Ngày 10/8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng cảnh báo về nguy cơ đang dần xuất hiện ở nước này liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Phát biểu trước lực lượng lục quân Philippines ở tỉnh miền Nam Zamboanga del Sur, ông Duterte nêu rõ: “Họ đến đây như những nhà truyền giáo. Họ không trang bị vũ khí mà họ đến để truyền đạo”.

Ông cảnh báo: “Tôi thấy một vấn đề đang xuất hiện. Tôi nghĩ rằng trong vòng 3 đến 7 năm tới, chúng ta có thể sẽ có vấn đề IS”. Tổng thống Duterte nhấn mạnh chính phủ cần phải hành động trước khi những người Hồi giáo bị “đầu độc” bởi “căn bệnh IS” - “những kẻ giết người không vì lý do gì”. 

Về phần mình, trong nỗ lực ngăn chặn tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng tiến hành các vụ tấn công, cảnh sát Indonesia có kế hoạch chặn liên lạc giữa các phần tử IS ở Syria với phiến quân trong nước.

Người phát ngôn của cảnh sát quốc gia Indonesia, ông Rafli Amar cho biết, kế hoạch trên được triển khai sau khi cảnh sát phát hiện bằng chứng về sự liên lạc liên tục giữa Bahrun Naim - đối tượng người  Indonesia đang tham gia hoạt động khủng bố của IS tại Syria - và nhóm phiến quân âm mưu tấn công bằng rocket từ đảo Batam ở Indonesia vào vịnh Marina của Singapore. 

Theo ông Rafli Amar, phân tích bằng chứng thu thập được cho thấy tên Naim sử dụng thiết bị trực tuyến để hướng dẫn các phiến quân cách chế tạo bom và ra các mệnh lệnh cho các phần tử khủng bố trong mạng lưới. Tư lệnh cảnh sát quốc gia Indonesia đã thảo luận với Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông để lọc nội dung của trang mạng truyền bá chủ nghĩa cực đoan và có thể sẽ chặn các trang mạng này.

Đứng trước những nguy cơ mới của chủ nghĩa khủng bố, việc ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai cần phải được ưu tiên chia sẻ giữa các quốc gia cũng như giảm thiểu những nguy cơ tác động của các cuộc tấn công khi chúng xảy ra.

Theo đó, các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần xây dựng ngay sự hợp tác ở cấp độ mới nếu muốn tiếp tục ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất của giai đoạn mà chủ nghĩa khủng bố và bạo lực chính trị phát triển trong toàn khu vực.

Bởi thế, trong hai hội nghị quốc tế chống khủng bố vừa diễn ra tại đảo Bali của Indonesia, với sự tham dự của các đại diện đến từ 20 quốc gia và 3 tổ chức quốc tế, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh 

Indonesia Wiranto đã nhấn mạnh các nước Đông Nam Á và châu Á cần triển khai tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và chống chủ nghĩa khủng bố. “Lựa chọn duy nhất của chúng ta là tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn và theo một lộ trình bền vững” - ông Wiranto khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.