Chân dung cô gái 22 tuổi đại diện thanh niên Việt Nam phát biểu trước diễn đàn ASEAN

Chân dung cô gái 22 tuổi đại diện thanh niên Việt Nam phát biểu trước diễn đàn ASEAN
(PLVN) -Vũ Lê Minh Thư, 22 tuổi, đại diện cho tiếng nói của trẻ em gái và nữ thanh niên trên toàn khu vực Đông Nam Á tham dự phiên họp trực tuyến cùng với đại biểu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN trong buổi ra mắt báo cáo về chỉ số lãnh đạo của trẻ em gái khu vực châu Á (Girls’ Leadership Index).

Trên thế giới hiện có hơn 1,1 tỷ trẻ em gái dưới 18 tuổi, và hơn một nửa trong số đó hiện đang sinh sống tại khu vực Châu Á. Tuy rằng đã có những tiến bộ vượt bậc nhằm bảo vệ và trao quyền cho trẻ em gái nhưng trên thực tế, các em vẫn phải đối mặt với những rào cản liên quan tới giới hàng ngày. 

Trong diễn đàn, em Minh Thư đã đại diện cho tiếng nói của trẻ em gái và nữ thanh thiếu niên trên toàn khu vực để chia sẻ về trải nghiệm sống của mình: “… Thường thì con gái chúng em bị xếp vào vai yếu thế. Chúng em sẽ đóng vai trò hậu cần, sẽ hỗ trợ để các bạn nam theo đuổi hoài bão và đam mê. Em biết rằng con gái hoàn toàn có khả năng làm được những điều phi thường, nhưng lại thường không được trao cơ hội để làm vậy.

Em nghĩ, thứ nhất là do yếu tố xã hội. Nhìn chung, dù đang sinh sống trong bối cảnh hiện đại và hội nhập toàn cầu, người Châu Á chúng ta còn nhiều định kiến giới, và thường phụ nữ sẽ không được đề cao như nam giới. Thứ hai, là do chính các bạn gái thiếu đi sự tự tin vào chính mình, để có thể bứt phá ra khỏi những rào cản các bạn ấy tự đặt cho bản thân...”.

Thư bày tỏ tự hào khi đứng trước những đại biểu cấp cao của toàn khu vực, ý kiến của em vẫn được lắng nghe, ghi nhận và coi trọng. Nhân cơ hội này, Thư muốn gửi lời đến các bạn trẻ rằng hãy đừng ngần ngại để bước ra ngoài giới hạn của chính mình, để tìm lấy con đường cho riêng mình và cùng nhau cải thiện đời sống của trẻ em gái và nữ thanh thiếu niên trên toàn thế giới.  

Ra mắt báo cáo thống kê hóa thực trạng cuộc sống của trẻ em gái trên toàn khu vực châu Á
Mục đích của diễn đàn là để ra mắt Báo cáo Vị thế Trẻ em gái Châu Á 2020 – Báo cáo về Chỉ số lãnh đạo của trẻ em gái trong khu vực (The 2020 Asia Girls Report: Introducing Girls’ Leadership Index). Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức Plan International đưa ra các chỉ số lãnh đạo trong 6 lĩnh vực: Giáo dục, Sức khỏe, Cơ hội kinh tế, Đảm bảo an toàn, Khả năng tham gia chính trị và Tính đại diện (Education, Health, Economic Opportunities, Protection, Political Voice & Representation) thống kê hóa thực trạng cuộc sống của trẻ em gái trên toàn khu vực châu Á, vẽ lên bức tranh toàn cảnh mà các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) còn bỏ sót, tìm ra những trọng điểm cần tập trung nguồn lực để hỗ trợ thúc đẩy cải thiện đời sống của em gái.

Đọc thêm

Nỗ lực để tất cả học sinh đến trường vào đầu tuần tới

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra nguồn nước sạch tại Trường THCS Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. (Nguồn: MOET)
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc cùng Đoàn công tác Bộ GD&ĐT vừa tới thăm các thầy, cô giáo, các em học sinh Trường Mầm non Hiền Lương, Trường Tiểu học Động Lâm và Trường THCS Hiền Lương, thuộc huyện Hạ Hòa - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão số 3 của tỉnh Phú Thọ.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục
(PLVN) -  Với những bước đi táo bạo và quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Bắc Ninh đã không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục của tỉnh vươn lên vị trí tốp đầu trong cả nước, từ đó từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng nền giáo dục tiên tiến, toàn diện.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.