Chấn chỉnh trường 'quốc tế'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm học 2023 - 2024, TP HCM có hơn 2.300 trường học với 1,7 triệu học sinh. Thế nhưng suốt một thời gian dài vừa qua, một ngôi trường “quốc tế” tại huyện Nhà Bè của TP, với hơn 1.300 học sinh lại thu hút sự chú ý theo dõi đặc biệt của dư luận; vì những “lùm xùm” đã, đang xảy ra tại ngôi trường này có thể gây ra một tiền lệ xấu cho ngành Giáo dục.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP cho hay, vì là trường tư nên trường này được kêu gọi góp vốn, vay vốn từ phụ huynh. Trường này có ba cách huy động tiền. Thứ nhất, phụ huynh đóng gói 4 tỷ đồng để con học từ lớp 1 đến lớp 12. Sau khi con tốt nghiệp hoặc chuyển trường, họ được trả lại. Thứ hai, phụ huynh đóng gói 2 tỷ cho con học trọn khóa, không được hoàn lại. Thứ ba, phụ huynh có thể chọn đóng theo tiến độ học tập.

Học phí của trường là 280 - 725 triệu một năm, tùy bậc học. Trường có 1.316 học sinh, từ tiền tiểu học đến lớp 12. Hiện có khoảng 900 học sinh đóng tiền theo gói 4 tỷ. Số phụ huynh đóng theo phương án hai là 244 người. Và chỉ có 6 học sinh chọn đóng theo tiến độ. Riêng khối 12 có 75 em, còn một kỳ kiểm tra nữa là được cấp bằng Tú tài quốc tế (IB).

Từ nhiều tháng trước, ngôi trường này đã “nổi tiếng”, vì một số phụ huynh tới đòi lại tiền “đầu tư” mà chưa được trả, nên đã căng băng rôn phản đối. Lùm xùm càng căng thẳng cách đây hai tuần, khi toàn bộ học sinh phải nghỉ học do phần lớn giáo viên không đi dạy vì bị nợ lương. Nhiều phụ huynh “mắc kẹt” vì đã đóng học phí theo gói, mà chuyển trường khi học kỳ II sắp kết thúc, là chuyện không dễ.

Theo số liệu báo cáo, số nhân sự của trường là khoảng 250 người, cả Tây và ta. Trường đã huy động từ các phụ huynh ít nhất 3.600 tỷ đồng. Số vốn của chủ đầu tư và huy động từ phụ huynh, trường cho rằng để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất. Trường cho rằng đóng phí chương trình IB, vận hành xe đưa đón học sinh nhưng không thu tiền. Những khoản đầu tư nhằm đáp ứng quy mô 4.000 học sinh nhưng trường chỉ tuyển được một nửa. Mức học phí tới hơn 700 triệu đồng/năm được trường cho rằng “cũng chỉ vừa đủ hoặc thấp hơn chi phí đầu tư cho mỗi học sinh”.

Lý giải thêm về việc tiền đã đi đâu, chủ đầu tư trường cho rằng “không đầu tư gì khác ngoài giáo dục”, nhưng vẫn mất thanh khoản, dẫn đến trả chậm lương giáo viên, nhân viên, chậm hoàn tiền “hợp đồng đầu tư” của phụ huynh. Chủ tịch Hội đồng trường của trường này, hiện đã bị cấm xuất cảnh vì nợ thuế thu nhập cá nhân. Trường cũng đã bị đình chỉ tuyển sinh năm học tới, cho đến khi nhà đầu tư giải quyết các vấn đề tài chính, nhân sự, ổn định dạy học.

Những “lùm xùm” liên quan đến trường này, chắc chắn không thể sớm giải quyết dứt điểm trong thời gian ngắn. Nhưng hậu quả đã xảy ra trước hết với các học sinh, khi có lúc phải nghỉ vì giáo viên không chịu dạy, vì ngơ ngác không hiểu tại sao? Đó cũng là lý do lãnh đạo UBND TP HCM trong cuộc mới đây đã đề nghị Văn phòng UBND TP, Sở GD&ĐT rà soát lại trách nhiệm quản lý nhà nước với trường “quốc tế” trên nói riêng và các trường tư thục khác. Từ đó, TP phải chấn chỉnh công tác quản lý, kiểm tra, giúp các trường hoạt động đúng quy định pháp luật, thông lệ quốc tế, bảo đảm lợi ích của học sinh.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...