Chấn chỉnh cơ chế khai thác, quản lý khoáng sản

Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội đều nhìn nhận tình hình khai thác khoáng sản hiện nay là "tùy tiện, bát nháo"

Chiều qua (2/6), thảo luận ở Tổ về dự án Luật Khoáng sản, nhìn chung các đại biểu Quốc hội (ĐB) đều nhận định, tình hình khai thác khoáng sản hiện nay “tùy tiện, bát nháo, bừa bãi”, lãng phí tài nguyên.
Dân không được gì ngoài ô nhiễm?

ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) nhận định, khai thác tận thu nên tổn thất lớn, “nguồn thu không tương xứng với mức độ đầu tư nên lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay doanh nghiệp, người dân không được hưởng gì ngoài môi trường ô nhiễm, bệnh tật, tệ nạn xã hội...”.

Chấn chỉnh cơ chế khai thác, quản lý khoáng sản ảnh 1
khai thác khoáng sản - ảnh minh họa

Nhiều ĐB đã lo ngại không còn tài nguyên khoáng sản cho các thế hệ mai sau vì theo ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hóa), “với tốc độ và cách thức khai thác hiện nay, khéo chưa hết đời ta đã hết tài nguyên”.

Hiện ta mới khai thác theo kiểu “tàn sát bề mặt”, chứ chưa khai thác đến độ sâu cần thiết, “bỏ quên” những tầng khó khai thác nên lãng phí tài nguyên là nhận xét của ĐB Lê Văn Thành (Hải Phòng).

Trước tình trạng đó, các ĐB đề nghị cần xây dựng chiến lược quốc gia về khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, khai thác lâu dài, để dành chế biến trước khi xuất khẩu.

Đồng thời, đưa vào dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) các qui định để khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tránh khai thác tài nguyên thô để bán rẻ, mà khai thác phải chế biến được sản phẩm cần thiết.
Hơn nữa, tình trạng khai thác lậu hoành hành, ngăn chặn như “ném đá ao bèo” khiến đất nước mất nhiều tài nguyên là do quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm và không phân định rõ thẩm quyền. ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) nhận thấy, sau khi cấp phép khai thác thì không ai quản lý, giám sát hoạt động khai thác.

Do đó, các ĐB đều nhất trí cần có qui định cụ thể, rõ ràng hơn vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, tránh tình trạng khi xử ra vấn đề thì đổ thừa cho nhau. Phải chấn chỉnh chế độ cấp phép, tránh tiêu cực, xin cho, cũng như qui định để chính quyền địa phương cấp phép khai thác khoáng sản, được hưởng tỷ lệ % từ hoạt động này để quản lý khai thác khoáng sản tốt hơn như ý kiến của ĐB Cuông.

Từ góc độ một doanh nhân, ĐB Lê Văn Thành cho biết, dù muốn đầu tư, khắc phục môi trường, điều kiện xã hội cho vùng khai thác, nhưng “vướng” các qui định kiểm toán nên doanh nghiệp khai thác phải “ngó lơ”. Vì vậy, ông Thành cũng như nhiều ĐB khác đề nghị, luật cần làm rõ lợi ích của những địa phương có khoáng sản, trách nhiệm vật chất của đơn vị khai thác về đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo việc làm cho người dân…

H.Giang

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh:
Khai thác để biến vùng đất có mỏ thành nghèo khổ là không được

Chấn chỉnh cơ chế khai thác, quản lý khoáng sản ảnh 2
“Sắp tới phải qui định trả lại mặt bằng như trước khi khai thác khoáng sản, nếu không làm được thì không cho khai thác.

Hiện ta chưa làm được việc này. Nếu khai thác tài nguyên mà biến vùng đất có mỏ thành nghèo khổ, rồi mang tài nguyên đi là không được. 

Việc phân cấp quản lý khai thác khoảng sản cũng chưa rõ ràng. Hậu quả xã hội và môi trường ở những khu vực có mỏ tài nguyên không được ai giải quyết. Hậu quả ở vùng khai thác khoáng sản là rất lâu dài vì “Ánh sáng của ngọn đèn trên cột thường không chiếu sáng được bản thân cây cột”.

Tôi chưa thấy thỏa mãn về công tác quản lý khai thác khoáng sản nên trong lần sửa đổi Luật Khoáng sản này phải qui định được kỷ cương quản lý khoa học, chặt chẽ hơn, kiểm soát tài nguyên tốt hơn bằng trình tự khai thác, chế biến mang lại hiệu quả cho đất nước, có biện pháp để người dân vùng có tài nguyên có cuộc sống tốt hơn.

Thời gian qua, việc khai thác khoáng sản diễn ra tùy tiện. Cơ chế “xin cho” khiến người được cấp phép chưa chắc là người khai thác nên cần thiết lập được cách quản lý các khu khai thác tài nguyên khoáng sản.

Do trình độ, hiểu biết của ta còn hạn chế nên phải có cách tiếp cận mới về tài nguyên khoáng sản, cần thiết lập cơ chế quản lý, khắc phục tình trạng này.

Sửa luật để quản lý tốt hơn, nhưng không phải là giữ khư khư khoáng sản không cho khai thác mà để khai thác hiệu quả, tránh phân tán tài nguyên”.

Tin cùng chuyên mục

Bãi biển TP Vũng Tàu.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Đọc thêm

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…