CDC Thanh Hóa thông tin về vụ việc trẻ 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin

Trạm Y tế xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, nơi tiêm phòng cho cháu H. (Ảnh: Internet)
Trạm Y tế xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, nơi tiêm phòng cho cháu H. (Ảnh: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hoá vừa thông tin về vụ việc bé 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế xã Thành Yên, huyện Thạch Thành.

Theo báo cáo, lúc 7h45 ngày 20/5 gia đình anh chị B.T.H (ở thôn Đồng Thành, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) đưa con gái là Q.T.H (sinh ngày 16/3/2024) đến điểm tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Thành Yên theo thông báo mời tiêm của trạm.

Tại đây, cháu được bác sĩ Nguyễn Sỹ Hải khám sàng lọc và tư vấn lúc 8h00 (tư vấn về vắc xin tiêm chủng lần này, liều lượng, đường tiêm, lịch tiêm và các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng như: sưng, đau tại điểm tiêm, có sốt...).

Kết quả khám sàng lọc cho thấy cháu có tiền sử khỏe mạnh, không có tiền sử dị ứng, không phát hiện bệnh bệnh cấp tính tiến triển, đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) mũi 1 và uống vắc xin OPV lần 1. Sau khi cháu được khám sàng lọc và nghe tư vấn, mẹ cháu H đồng ý cho cháu tiêm vắc xin DPTVGB-Hib (SII) mũi 1 và uống vắc xin OPV lần 1.

Đến 8h10, cháu được Y sĩ Bùi Văn Dăn thực hiện tiêm chủng. Trước khi tiêm, y sĩ Dăn thông báo cho mẹ cháu về vắc xin SII và OPV: liều lượng, đường dùng. Sau đó, sử dụng bơm kim tiêm 1ml được cấp theo chương trình, lấy vắc xin đủ liều 0,5ml, tiêm bắp tại vị trí 1/3 mặt ngoài giữa đùi (vắc xin SII) và cho uống vắc xin OPV 02 giọt. Thực hiện tiêm xong, hai mẹ con được hướng dẫn chuyển sang khu vực theo dõi sau tiêm để theo dõi sức khỏe tại điểm tiêm 30 phút.

Đến 8h45, cháu H ngủ, không sốt, không khó thở, vết tiêm không sưng, không chảy máu. Cán bộ trạm y tế hướng dẫn mẹ tiếp tục theo dõi cháu tại nhà.

Khoảng 09h10 ngày 21/05/2024, chị T.H gọi điện thông báo cháu H sốt, không cung cấp các triệu chứng khác, và được cán bộ trạm hướng dẫn cho cháu uống thuốc hạ sốt Paracetamol gói 80mg (liều lượng 1/2 gói pha với nước).

Đến trưa gia đình thấy cháu có biểu hiện bú kém, mệt, sốt cao, co giật nên đưa cháu H vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành lúc 13h25. Lúc này, cháu trong tình trạng sốt 39,0 độ C, co giật toàn thân, khó thở 2 thì, rút lõm lồng ngực, ral ẩm 2 đáy phổi. Xét nghiệm máu có bạch cầu tăng cao (54,97 G/l). Chẩn đoán viêm phổi nặng, suy hô hấp, co giật chưa rõ nguyên nhân, theo dõi nhiễm khuẩn huyết. Cháu được điều trị chống co giật, hạ sốt, chống viêm, khí dung giãn phế quản, thở oxy, tiên lượng nặng.

Lúc 17h10 ngày 21/5, cháu H được chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng tỉnh, mệt, bú kém, ho đờm, thở oxy qua gọng kính, phổi thông khí giảm, ral ẩm 2 đáy phổi, mạch rõ, nhanh, tim nhịp không đều, bụng mềm, đại tiện phân lỏng, chảy máu vùng tiêm truyền lâu cầm.

Chẩn đoán tại bệnh viện: viêm phổi, suy hô hấp cấp. Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao (90,13G/l), CRP tăng cao (78,8 mg/l). Cháu H được điều trị tích cực bằng kháng sinh, chống viêm, chống co giật, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Đến 20h00, cháu có cơn ngừng thở kéo dài, được đặt nội khí quản, thở máy. Tuy nhiên cháu đáp ứng kém với các thuốc điều trị, tiên lượng rất nặng.

Ngày 23/5/2024, bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm dịch tỵ hầu để chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp bằng PCR. Đến 0h10 ngày 24/5/2024, cháu diễn biến nặng, da tái toàn thân, ngừng tim, hôn mê, được bác sĩ xử trí bằng thuốc vận mạch, cháu có nhịp tim trở lại. Vào 0h40 phút, gia đình xin cho cháu về nhà. Đến 1h30 phút ngày 24/5/2024 cháu tử vong được gia đình đưa đi mai táng ngay trong đêm.

Kết quả xét nghiệm dịch tỵ hầu chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp bằng PCR cho thấy cháu dương tính với vi khuẩn Haemophilus influenzae (CT28.1); Pseudomonas aeruginosa (CT 23.8); Bordetella pertussis (Ct25.6).

Qua khai thác của bác sĩ điều trị, mẹ cháu H cho biết cách ngày vào viện khoảng 1 tuần, cháu xuất hiện ho, khò khè, không sốt, gia đình cho cháu uống thuốc ho tại nhà. Ngày 20/5 cháu được tiêm vắc xin 5 trong 1 và uống Bại liệt tại trạm y tế, đến chiều cháu xuất hiện sốt khoảng 38 độ C, đi ngoài phân lỏng, 3 lần/ngày.

Ngày 21/5 cháu còn sốt, mẹ cho uống thuốc không đỡ, cháu mệt, bú kém nên gia đình cho cháu đến bệnh viện.

CDC Thanh Hóa cũng đã tiến hành điều tra công tác tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vắc xin và công tác tổ chức tiêm chủng của Trạm Y tế xã Thành Yên.

Kết quả kiểm tra cho thấy, vắc xin và vật tư tiêm chủng (bơm kim tiêm các loại) được cấp cho Trạm Y tế xã Thành Yên theo đúng hệ thống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trạm Y tế xã Thành Yên huyện Thạch Thành đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận, bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vắc xin được chỉ định và sử dụng cho các đối tượng tiêm chủng theo đúng quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của chương trình Tiêm chủng Quốc gia; cán bộ tham gia tiêm chủng đã được tập huấn và cấp chứng chỉ tham dự tập huấn thực hành tiêm chủng an toàn, nắm được kiến thức về liều lượng, đường dùng và chỉ định của vắc xin.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Thành Yên không ghi nhận thêm thông tin các trường hợp trẻ có phản ứng sau tiêm chủng với các vắc xin nói chung và vắc xin SII, OPV nói riêng.

Tin cùng chuyên mục

Mỗi người cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi thử nghiệm các xu hướng chữa lành lên bản thân. (Ảnh minh họa, nguồn: VNE)

Giật mình hai xu hướng sống mang lại nhiều rủi ro

(PLVN) - Quay trở về với tự nhiên đang là một xu hướng chữa lành được nhiều người hướng đến. Từ việc bỏ phố về làng, tham gia các tour du lịch sinh thái, cho đến khoa tu thiền,... Bên cạnh những hoạt động chữa lành có ích, vẫn còn đó những xu hướng cực đoan, đem lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mọi người.

Đọc thêm

30 triệu dân Việt Nam cần phục hồi chức năng

Chuyên gia phục hồi chức năng cho người bệnh tại Đa khoa Quốc tế Việt – Nga.

(PLVN) - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam năm 2022, có khoảng 30% người dân, tương đương với 30 triệu người cần được phục hồi chức năng, chủ yếu mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp, đau lưng, thoái hóa cơ xương khớp...

Nguyên nhân gia tăng trẻ mắc bệnh ho gà ở TP HCM

Trẻ tiêm vaccine có thành phần ho gà. Ảnh: VNExpress.
(PLVN) - Số ca bệnh ho gà ghi nhận tại TP HCM từ đầu năm 2024 tới nay tăng so với cùng kỳ các năm trước. Đa số là trẻ mắc bệnh chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc do chưa được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh.

Khánh kiệt vì lo viện phí cho cha

Không có BHYT, chi phí điều trị, thuốc men đang là gánh nặng đối với gia đình ông Bằng.
(PLVN) - Đây là trường hợp của ông Lê Đức Bằng (55 tuổi, trú tại xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, Nam Định) trong lúc sửa lại mái bếp của gia đình, không may bị trượt chân ngã xuống đất bị chấn thương sọ não nghiêm trọng. Gia đình ông Bằng có hoàn cảnh khó khăn, lại không có BHYT nên viện phí, thuốc thang là gánh nặng lớn đối với gia đình người nông dân nghèo này.

Người phụ nữ U50 và hành trình lần đầu làm mẹ sau 30 năm đợi chờ mòn mỏi

Chị Huế và con trai. Ảnh: Nguyệt Anh
(PLVN) - Đó là hành trình với vô vàn cảm xúc khó tả, hòa quyện giữa niềm vui, sự hồi hộp và cả những lo lắng. Đối với những người phụ nữ đã bước qua nửa đời người, việc mang thai và sinh con trở thành một kỳ tích, một phép màu đầy bất ngờ. Câu chuyện của chị Trần Thị Huế là minh chứng cho sức mạnh của hy vọng và tình yêu, khi chị lần đầu được ôm con trong vòng tay sau gần 30 năm hiếm muộn với bao khó khăn và thử thách.

Bộ Công an cảnh báo về loại ma túy cực độc

Bộ Công an cảnh báo về loại ma túy cực độc
(PLVN) - Fentanyl là một loại ma túy cực độc, gây nghiện gấp 50 lần heroin, 100 lần moóc-phin. Dù chưa phát hiện tại Việt Nam song trước xu thế mở rộng thị trường các loại ma túy thì việc xuất hiện Fentanyl ở nước ta là tất yếu...

Cẩn trọng với 'bệnh trẻ em' đang đe dọa cả người lớn

Một ca mắc viêm não Nhật Bản được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. (Nguồn: BVCC)
(PLVN) - Được xem là một trong những bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, viêm não Nhật Bản thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8. Bên cạnh việc chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, thì nay bệnh đang diễn tiến theo chiều hướng đe dọa cả đối tượng người trưởng thành.

Hà Nội hỗ trợ 50 triệu đồng mỗi nạn nhân tử vong trong vụ cháy ở Định Công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm hỏi nạn nhân vụ cháy
(PLVN) -  Sáng 17/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cùng đoàn đại diện lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội đến Bệnh viện Bưu điện thăm hỏi, động viên và trao hỗ trợ nạn nhân vụ cháy xảy ra tại nhà số 207 Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai, vào tối 16/6.

Bé gái 11 tuổi bị ong vò vẽ đốt 52 vết

Bệnh nhi bị ong vò vẽ đốt 52 vết. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bé gái đang chơi trước sân nhà thì bị đàn vò vẽ bay ra từ tổ ong trên cây đốt khoảng 52 vết. Người nhà phát hiện, liền đưa bé đến bệnh viện địa phương trong tình trạng lơ mơ.