Cậu bé bốn năm đẩy xe lăn đưa bạn đến trường

0:00 / 0:00
0:00
Từ ngày học chung lớp 2 với Anh Đức, Tuấn Khang tự nhận trách nhiệm đưa, đón bạn đến trường mỗi ngày.

Hơn bốn năm qua, người dân ở thôn 3, xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã quen với cảnh mỗi sáng cậu học sinh lớp 6 Bùi Tuấn Khang gồng mình, đẩy xe lăn nửa cây số, đưa cậu bạn thân liệt nửa người Vũ Anh Đức đến trường.

Tới cửa lớp, Khang trụ vững hai chân, tay xốc nách, đỡ Đức từ xe lăn đứng dậy. Thân hình gầy gò, nặng 30 kg của em thành cây nạng, dìu cậu bạn nặng gấp rưỡi mình vào chỗ ngồi, sau đó mới ra cất gọn xe lăn vào một góc.

"Không có Khang động viên và đưa đến trường mỗi ngày, chưa chắc em kiên trì đi học đến giờ", Đức nói.

Tuấn Khang đưa Anh Đức đến trường THCS Giang Biên, xã Giang Biên, sáng 14/3. Ảnh: Vũ Hà

Anh Đức từng là đứa trẻ khỏe mạnh nhưng sau trận sốt cao năm ba tuổi, em liệt nửa người trái, bác sĩ chẩn đoán "bị virus chạy vào khớp, không thể cứu chữa". Từ đó, cuộc đời cậu bé gắn liền với xe lăn, em về sống cùng bà ngoại khi bố mẹ làm công nhân ở Quảng Ninh.

Thể trạng ốm yếu không thể học mẫu giáo, bà Nguyễn Thị Thìn, 72 tuổi, bà ngoại Đức, dạy cháu tập viết tại nhà. Những ngày đầu. do tay trái bị liệt, không thể giữ vở theo ý muốn, các nét chữ Đức viết nguệch ngoạc "như vẽ giun, vẽ rắn lên giấy".

Lên 6 tuổi, nhiều người khuyên gửi Đức vào trường khuyết tật nhưng bà Thìn từ chối, quyết cho cháu vào trường Tiểu học Giang Biên vì không muốn em tự ti. Ở lớp, nhà trường tạo điều kiện cho nam sinh ngồi bàn đầu, lớp học dưới tầng một để tiện di chuyển.

Thấy Đức ngồi xe lăn, một số bạn bè trêu, gọi "thằng què", "đứa khuyết tật", em tủi thân, mếu máo về mách bà. "Khi cháu học tập tốt, thành người có ích, các bạn không thể chê cười", bà Thìn động viên cháu trai.

Lên lớp 2, Đức học chung lớp với cậu bạn Bùi Tuấn Khang, ở thôn 4, xã Giang Biên. Biết Đức sống với bà ngoại ốm yếu, Khang xin bố mẹ cho đi học trước 20 phút, đưa bạn cùng bàn đến trường. "Con muốn giúp lúc bố mẹ Đức đi làm xa. Chân của bà bị đau, không tiện đưa bạn đi học", Khang nói với bố.

Nghe con bày tỏ mong muốn, anh Bùi Văn Đóa, 52 tuổi, bố Khang, đồng ý nhưng không quên con dặn cẩn thận, không để bạn ngã. Từ đó, cứ 6h10 mỗi sáng, cậu bé đều đi bộ đến nhà Đức, sau đẩy xe đưa bạn đến trường, kịp giờ lên lớp.

Một ngày bốn lượt, tổng cộng gần 2 km đi học, suốt bốn năm là sự nỗ lực không ngừng của Đức và Khang. Đường đến trường đều bê tông hóa, nhưng nhiều đá dăm, một số đoạn gồ ghề, buộc Khang phải "đánh võng", không để ngã bạn. Đôi bàn tay của em trở nên thô cứng, chai sạn khi dùng lực mạnh đẩy xe. Nhiều hôm về nhà toàn thân cậu bé mỏi rã rời nhưng chưa lần nào em bỏ ý định đưa bạn đến trường.

Không ít lần thấy người Khang ướt đẫm mồ hôi, ngồi thở dốc trên bậc thềm sau khi đưa bạn về nhà, anh Đóa xót con. Nhưng nghĩ lại cảnh Đức tàn tật, không ai đưa đến trường, hai vợ chồng anh lại động viên con cố gắng.

"Em sợ nhất lúc đưa Đức đi học ngày mưa bão. Trời mưa to, đường trơn, đi không cẩn thận xe trượt bánh, bạn dễ ngã. Lúc nào em cũng đẩy xe thật chậm để đảm bảo an toàn", Khang kể. Những lúc đó, cậu bé liên tục trấn an, nhắc bạn thân ngồi vững, tay phải bám chặt thành xe.

Sự kiên trì của đôi bạn khiến nhiều người ở xã Giang Biên không khỏi thán phục. "Bất kể mưa phùn, gió bấc hay nắng hè oi bức thằng bé Khang vẫn đến đón bạn. Chỉ hôm nào bị ốm hay có việc bận, bà Thìn mới đưa cháu đi. Suốt bốn năm qua, hiếm khi nào tôi thấy hai đứa nó tách rời", bà Hoa, hàng xóm gần nhà Đức, nói.

Tuấn Khang giúp Anh Đức ôn lại bài trên lớp, sáng 14/3. Ảnh: Vũ Hà

Ở trường, Khang luôn chép bài đầy đủ, phòng lúc Đức đi chữa bệnh không kịp ghi, sau kiên nhẫn giảng phần kiến thức bạn chưa hiểu.

Ngoài giờ học trên lớp và làm việc nhà, Khang xin bà Thìn đưa Đức ra sân bóng hoặc đi quanh thôn cho khuây khỏa. Cậu bé nói muốn bạn trải nghiệm cảm giác được đá bóng, chơi những trò chơi như bạn bè đồng trang lứa, nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Từ ngày Khang đưa Đức đi học, người bà 72 tuổi an tâm, không lo cháu bị cô lập, không hòa nhập với bạn bè. "Thằng bé ngoan ngoãn, học giỏi lại thương người, ở trên trường còn giúp tôi trông nom, chăm sóc cháu Đức đi vệ sinh, ăn uống. Gia đình tôi biết ơn cháu nhiều lắm", bà Thìn tâm sự.

Trưởng thôn 3, xã Giang Biên cho biết, gia đình bà Đào Thị Thìn có hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng con gái ở xa, một mình bà nuôi cháu trai khuyết tật. "Rất may cháu Đức được bạn đưa đến trường trong nhiều năm. Quãng đường không dài, nhưng đó là sự nỗ lực không nhỏ", ông nói.

Tuấn Khang, nam sinh đẩy xe đưa bạn đến trường suốt bốn năm, tại nhà riêng ở xã Giang Biên, sáng 13/6. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Nhắc về hai học trò, cô Vũ Thị Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 6B, trường THCS Giang Biên cho biết, Tuấn Khang và Anh Đức đều là học sinh ngoan, có ý thức học tập, tiếp thu bài tốt. "Sức khỏe của Đức hạn chế nhưng em không ỷ lại vào hoàn cảnh mà vươn lên. Còn Khang là cậu học trò có lực học khá, chăm chỉ, tốt bụng và giàu tình cảm. Quyết tâm đưa bạn đến trường của Khang không phải học sinh nào cũng có", cô Hà nói.

Tuấn Khang nói sẽ tiếp tục đưa Anh Đức đến trường hết cấp 2, cấp 3 và lên đại học, nếu hai em tiếp tục học cùng nhau. "Đường xa em có thể đạp xe chở bạn đi học. Em mong có thể giúp Đức vượt lên nghịch cảnh và cả hai sẽ mãi là bạn tốt của nhau", Khang tâm sự.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).