Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết ngập: Bộ GTVT lý giải do “chưa lường hết khi thiết kế cống”

Hình ảnh ngập tại cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cuối tháng 7/2023.
Hình ảnh ngập tại cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cuối tháng 7/2023.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết ngập do mưa lớn, dòng chảy sông Phan thu hẹp, tư vấn chưa lường hết khi thiết kế cống, theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).

Nội dung được Bộ GTVT thông tin mới đây khi đề cập nguyên nhân khiến 100m cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết qua huyện Hàm Tân (Bình Thuận) bị ngập 0,7m. Sau sự cố hôm 29/7, Bộ đã lập đoàn công tác gồm cơ quan chuyên môn, đơn vị xây lắp, tư vấn, chuyên gia thủy văn kiểm tra hiện trường, rà soát hồ sơ thiết kế.

Theo Bộ GTVT, tuyến đường đi sát sông Phan có dòng chảy quanh co, chế độ thủy văn rất phức tạp. Quá trình thi công, các đơn vị đã làm đúng hồ sơ thiết kế, bảo đảm yêu cầu về chất lượng. Đơn vị tư vấn thiết kế đã khảo sát mức đỉnh lũ ở sông Phan năm 1992 (43,14m) để xây cống (2,5x2,5m) nhằm giúp khu vực thoát nước.

Tại thời điểm ngập, lượng mưa chưa đạt tần suất tính toán nhưng cao độ đã lên đến 45,23m, lớn hơn đỉnh lũ lịch sử, là yếu tố bất thường. Từ vị trí cống về phía hạ lưu, sông Phan bị cây cối xâm lấn, đất cát bồi lắng thu hẹp dòng chảy, dẫn đến mực nước tại khu vực cống dâng cao, tràn ra đường.

Tuy nhiên, một nguyên nhân Bộ GTVT nêu ra là đơn vị tư vấn chưa lường hết sông bị thu hẹp dòng chảy phía hạ lưu cống dẫn đến dềnh ứ nước cục bộ. Các chuyên gia trong Đoàn công tác của Bộ đánh giá việc tính toán cao độ thiết kế theo tần suất 1% tại vị trí cống mà chưa xét đến mực nước dềnh là "trách nhiệm của đơn vị tư vấn dù không phải lỗi cố ý".

Về các giải pháp, các chuyên gia đề xuất trước mắt cần xử lý chướng ngại vật ở lòng sông từ vị trí cống về phía hạ lưu cầu sông Phan để tăng khả năng thoát nước cho khu vực. Hiện, phương án này được đơn vị thi công thực hiện, chi phí do tư vấn chi trả.

Biện pháp lâu dài, Bộ GTVT đã yêu cầu chủ đầu tư là BQL dự án Thăng Long thuê đơn vị tư vấn đầu ngành khảo sát, tính toán, xây dựng mô hình cho toàn bộ khu vực, từ đó xác định mực nước tương ứng tần suất thiết kế của dự án. Trường hợp cần thiết, Bộ sẽ xem xét nâng đường tại khu vực ngập nếu cao độ tính toán lớn hơn mức hiện tại.

Bộ GTVT cũng yêu cầu chủ đầu tư tổng rà soát hồ sơ thiết kế ở các dự án cao tốc đang thi công, đặc biệt là những dự án tại nơi địa chất yếu, thủy văn phức tạp để kịp thời điều chỉnh. Bộ sẽ xử lý nghiêm các đơn vị để xảy ra sự cố do không tuân thủ chất lượng theo hợp đồng ký kết.

Trước đó, BQL Dự án Thăng Long báo cáo Bộ GTVT nguyên nhân gần giống như trên về sự cố ngập. Tại cuộc làm việc với chính quyền Bình Thuận hôm 31/7, chủ đầu tư và đơn vị thiết kế cũng nêu sự cố do mưa lớn, lòng sông bị hẹp, song không thuyết phục được chính quyền, sở, ngành, địa phương.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99km, nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng. Tuyến có điểm đầu nối cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại huyện Hàm Thuận Nam và điểm cuối ở nút giao cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Công trình giúp ôtô từ TP HCM đi Phan Thiết còn hơn 2 giờ thay vì 4 - 5 tiếng như trước đây.

Đọc thêm

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai
(PLVN) - Nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là giúp khách du lịch tránh khỏi những tình huống vi phạm khi tham gia giao thông, Công an thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) phối hợp với UBND thành phố và đơn vị quản lý đường bộ bổ sung các biển báo trên một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, phục vụ Nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 05 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.