Cao Bằng: Chuyển đổi số gặt hái nhiều 'trái ngọt'

Người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi từ chuyển đổi số trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
Người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi từ chuyển đổi số trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ, xuyên suốt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyển đổi số, bước đầu tỉnh Cao bằng đã gặt hái được nhiều “trái ngọt”

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần ổn định kinh tế, tạo động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, UBND tỉnh Cao Bằng luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, nghị quyết của Trung ương về chuyển đổi số, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Trong đó, tỉnh đã tập trung triển khai 3 trụ cột, 5 nhóm tiện ích và 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Năm 2024, với trụ cột chính quyền số, các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh tiếp tục được duy trì triển khai sử dụng hiệu quả, hoạt động ổn định phục vụ chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số của tỉnh.

Tính đến 31/7/2024, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đang cung cấp 1.570 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần, trong đó dịch vụ công trực tuyến một phần chiếm 23,58%, dịch vụ công trực tuyến toàn trình chiếm 64,97% và 11,45% thủ tục hành chính (TTHC) chưa được nâng lên dịch vụ công trực tuyến toàn trình hay một phần.

Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh hoạt động ổn định kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các hệ thống của các bộ, ngành đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông. Tính đến 31/7/2024, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến đạt 71,55%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 48,29%; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 42,35%; tỷ lệ hồ sơ kết quả điện tử đạt 68,99%; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 68,5%.

Cũng theo báo cáo triển khai đề án 06 cho thấy, tổng số doanh nghiệp nộp thuế điện tử lũy kế đến tháng 11/2024 tại là 1.462 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử lũy kế đến thời điểm hiện tại là 1.420 doanh nghiệp; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đến thời điểm hiện tại đạt 72,5%.

Tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ công bố các nền tảng số "Công dân số Cao Bằng" và "Nông dân Việt Nam"

Tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ công bố các nền tảng số "Công dân số Cao Bằng" và "Nông dân Việt Nam"

Riêng tại TP Cao Bằng, thời gian qua đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo hướng dẫn tại Kế hoạch 2243/KH-UBND ngày 27/8/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng liên quan tới công tác chuyển đổi số.

UBND TP Cao Bằng thường xuyên chỉ đạo rà soát chỉnh sửa, bổ sung đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn có tài khoản, các đơn vị và cá nhân lãnh đạo có chữ ký số để sử dụng hệ thống VNPT-iOffice. Đồng thời yêu cầu các đơn vị trực thuộc và UBND các phường, xã thực hiện đảm bảo quy trình, 100% văn bản được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng, sử dụng chữ ký số trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice (trừ văn bản mật theo quy định).

Kết quả chỉ tính riêng từ đầu năm tới gần hết quý III năm 2024, hệ thống chính quyền các cấp của thành phố Cao Bằng đã nhận hơn 12.730 văn bản điện tử đến, triển khai phát hành hơn 6.670 văn bản điện tử đi và văn bản áp dụng ký số trên hệ thống đạt tỷ lệ trên 96%.

Ngoài ra, phần mềm một cửa điện tử VNPT - iGate được triển khai đến 100% phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND các xã, phường, phục vụ công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) một cách công khai, minh bạch và tiện lợi.

Bên cạnh đó, thành phố cũng thường xuyên chỉ đạo công chức bộ phận một cửa chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức đến thực hiện TTHC thực hiện thao tác nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công.

Cùng với những kết quả đã đạt được, vừa qua, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ công bố các nền tảng số “Công dân số Cao Bằng” và “Nông dân Việt Nam”, đồng thời khởi động chiến dịch cao điểm hướng dẫn cài đặt, sử dụng các nền tảng này trên toàn tỉnh. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong ứng dụng công nghệ số; khẳng định sự cam kết của tỉnh trong việc xây dựng nền tảng kinh tế số, xã hội số, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của tỉnh Cao Bằng.

Chuyển đổi số đã và đang trở thành động lực quan trọng để Cao Bằng phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng, miền, mang lại cuộc sống tiện ích cho người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của địa phương cũng như cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.