Cảnh báo về bẫy 'việc nhẹ, lương cao' ở nước ngoài

Các công dân được giải cứu từ Philippines và được đưa về nước. (Ảnh BNG).
Các công dân được giải cứu từ Philippines và được đưa về nước. (Ảnh BNG).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Hiện nay, với chính sách nhập cảnh cởi mở, công dân Việt Nam có thể đi lại giữa các nước ASEAN mà không cần thị thực; các đường dây tội phạm đã lợi dụng điều này để đưa công dân ta ra nước ngoài lao động phi pháp.

Áp lực lớn đối với công tác bảo hộ công dân

Thời gian qua nổi lên tình trạng công dân Việt Nam di cư trái phép, bị lừa đảo lao động cưỡng bức tại một số nước Đông Nam Á. Thủ đoạn phổ biến của các đường dây này thường là đăng tải thông tin kết bạn trên mạng xã hội, ứng dụng điện thoại phổ biến như Facebook, Wechat, Viber... Sau đó, với chiêu bài quảng cáo “việc nhẹ, lương cao”, chúng lôi kéo, “tuyển dụng” lao động với mức lương hứa hẹn khoảng 800 - 2.000 USD/tháng, chế độ đãi ngộ tốt mà không đòi hỏi trình độ chuyên môn, bằng cấp nào, thậm chí còn sẵn sàng hỗ trợ chi phí, thủ tục nhập cảnh.

Mắc cạm bẫy, ngày càng nhiều công dân Việt Nam xuất cảnh đi làm việc trong các cơ sở đánh bạc/trò chơi trực tuyến tại Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines... Sang đến nơi, người lao động mới nhận ra thực tế không như mong đợi. Họ bị giam giữ, ép buộc làm việc, chủ yếu là lừa đảo qua mạng như dụ dỗ người khác tham gia trò chơi trực tuyến, trò chuyện khiêu dâm. Họ bị mất tự do và buộc phải trả tiền chuộc nếu muốn được thôi việc về nước. Nhiều người bắt đầu cầu cứu người nhà, các cơ quan chức năng để được giúp đỡ đưa về Việt Nam.

Nghiêm trọng hơn, đã có nhiều trường hợp công dân Việt Nam bị đưa tới các địa điểm phức tạp về an ninh ở các khu vực biên giới hoặc tới một số nước mà Việt Nam chưa có cơ quan đại diện ngoại giao. Những người lao động này vừa là nạn nhân, lại vừa thực hiện nhiều hành vi vi phạm, tham gia trực tiếp vào việc lừa đảo người khác ở trong nước...

Trước tình hình phức tạp của nạn lừa đảo lao động ra nước ngoài, Bộ Ngoại giao đề ra phương châm “bảo hộ chủ động, kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả”, phối hợp với cơ quan chức năng các nước giải quyết rất nhiều vụ việc. Mới đây, nhóm 60 công dân Việt Nam đầu tiên trong số 437 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu khỏi một sòng bạc gần Thủ đô Manila hôm 4/5 đã được đưa về nước an toàn. Ngoài Philippines, các cơ quan đại diện Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á cũng đã phối hợp với sở tại giải cứu, đưa về nước hơn 400 lao động từ đầu năm đến nay.

Cần vào cuộc quyết liệt hơn để giải quyết tận gốc

Để giải quyết vấn đề công dân bị lừa ra nước ngoài cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là trong việc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho người dân.

Từ góc độ quản lý nhà nước, Bộ Ngoại giao đã báo cáo, tham mưu Chính phủ chỉ đạo quyết liệt để giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng này. Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ được giao liên quan đến tình trạng di cư trái phép và lao động bất hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước trong khu vực theo sát diễn biến, phối hợp với các cơ quan sở tại thống kê số lượng công dân Việt Nam nhập cảnh, làm việc, chủ động lường trước các phương án bảo hộ công dân và tăng cường nắm tình hình thông qua các hội/đoàn người Việt Nam ở sở tại; tăng cường trao đổi với các nước, tổ chức quốc tế về tình hình, đề xuất biện pháp xử lý tình trạng này qua các kênh song phương, đa phương.

Với vai trò chủ trì thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên Hợp quốc (GCM), Bộ Ngoại giao đã xây dựng Biểu mẫu thống kê số liệu di cư quốc tế, đề nghị các bộ, cơ quan và địa phương rà soát, thống kê để phối hợp theo dõi, quản lý.

Bộ Ngoại giao lưu ý công dân có ý định làm việc ở nước ngoài cần nâng cao cảnh giác trước các lời mời chào ra nước ngoài “việc nhẹ, lương cao”, không mất chi phí đi lại, không đòi hỏi về bằng cấp, ngoại ngữ trên mạng xã hội, kể cả người quen giới thiệu. Tìm hiểu thật kỹ về nơi định đến làm việc, mô tả công việc và các thông tin liên quan; cung cấp thông tin cho người thân về nơi dự kiến làm việc, công việc, người cùng đi... trước khi quyết định xuất cảnh.

Đồng thời, người dân nên lưu và ghi nhớ số điện thoại đường dây nóng bảo hộ công dân của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mình đến làm việc và số Tổng đài Bảo hộ công dân, chủ động liên hệ ngay khi có vấn đề phát sinh.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác số 3 của Bộ GD&ĐT động viên các em học sinh lớp 12 trước kỳ thi tại Trường THPT Chuyên Tuyên Quang. (Ảnh: MOET)

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Chiều nay, gần 1,17 triệu thí sinh làm thủ tục thi

(PLVN) - 14 giờ chiều nay (25/6), gần 1,17 triệu thí sinh trên toàn quốc sẽ đến điểm thi làm thủ tục dự thi. Ngày 26 - 27/6, thí sinh thực hiện các bài thi, lấy kết quả tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng. Việc sáp nhập tỉnh, thành liên quan kiến thức ở một số môn học, đặc biệt là Địa lý, song theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), điều này không ảnh hưởng đến đề thi tốt nghiệp THPT và bài làm của thí sinh...

Đọc thêm

Dự kiến lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP Hồ Chí Minh mới vào 30/6

Từ 1/7, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ sáp nhập vào TP HCM trở thành thành phố mới, mang tên TP HCM. (Ảnh: T.Giang)
(PLVN) - Ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP HCM mới, thành lập Đảng bộ TP HCM mới và chỉ định nhân sự lãnh đạo chủ chốt. Đây là sự kiện chính trị, hành chính có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong tiến trình tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) trên địa bàn.

Hỗ trợ thí sinh Kiên Giang vượt biển vào đất liền thi tốt nghiệp THPT

Hỗ trợ thí sinh Kiên Giang vượt biển vào đất liền thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Chiều 24/6, 142 học sinh đến từ các xã đảo Hòn Tre, Lại Sơn và An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) đã vượt biển cập bến thành phố Rạch Giá bằng tàu cao tốc, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những cột mốc quan trọng trong hành trình học tập của các em.

Ông Phạm Ngọc Cảnh giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình mới

Tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình Phạm Ngọc Cảnh (bên phải) nhận Quyết định bổ nhiệm.
(PLVN) - Ngày 24/6, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức lễ công bố và trao Quyết định về công tác cán bộ tại tỉnh Ninh Bình. Theo Quyết định, ông Phạm Ngọc Cảnh - Kiểm sát viên cao cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình (cũ) giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình sau hợp nhất.

Thuốc lá điện tử – món phụ kiện 'cool ngầu' hay cạm bẫy sức khỏe?

Thạc sĩ Đinh Thị Hải Yến, Trưởng khoa truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM.

(PLVN) - Vỏ ngoài sành điệu, "cool ngầu" và mùi thơm quyến rũ của thuốc lá điện tử đang che giấu những rủi ro gây nghiện đáng lo ngại. Theo Thạc sĩ Đinh Thị Hải Yến - Trưởng khoa truyền thông giáo dục sức khỏe (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM), ngành công nghiệp thuốc lá đang sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi để ngụy trang thuốc lá điện tử như một món đồ thời trang, đánh lừa cảm giác an toàn của thanh thiếu niên.

Công nghệ và truyền thông đồng hành để cảnh báo sớm thiên tai

 Thông tin cảnh báo sớm giúp lực lượng chức năng và người dân Thái Nguyên chủ động ứng phó với bão lũ. (Nguồn: Cổng TTĐT Thái Nguyên)
(PLVN) - Thông tin dự báo thời tiết, thiên tai đến người dân càng sớm, hiệu quả phòng tránh thiên tai càng cao hơn. Đó là nguyên lý nền tảng, thôi thúc ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam liên tục đổi mới, ứng dụng công nghệ để dự báo chính xác, thông tin kịp thời tới cộng đồng, nhất là trong mùa bão hiện tại.

Sẵn sàng cho 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh Lâm Đồng mới đi vào hoạt động

Sẵn sàng cho 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh Lâm Đồng mới đi vào hoạt động
(PLVN) - Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, việc 6 xã, phường mới của 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông vận hành thử nghiệm trong ngày 23/6 là "bước đệm kỹ thuật”, “bài kiểm tra" năng lực điều hành trước khi toàn bộ 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh Lâm Đồng mới chính thức đi vào hoạt động.