Bão sắp vào đất liền, hoàn lưu rộng, Hà Nội và nhiều tỉnh mưa rất to

Vị trí và đường đi của bão số 3 sáng nay, 7/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.
Vị trí và đường đi của bão số 3 sáng nay, 7/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.
0:00 / 0:00
0:00
7h hôm nay, 7/9, tâm bão cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 153km, sức gió mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17. Bão di chuyển tiếp theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h. Hà Nội và nhiều khu vực từ nửa đêm về sáng mưa rả rích theo đợt, sau mưa liên tục, gió mạnh dần. Dự báo khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá mưa lớn diện rộng, có nơi trên 500mm...

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h, hướng vào đất liền phía Đông Bắc Bộ.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT, trong sáng và trưa nay, bão số 3 sẽ gây gió trên đất liền sẽ mạnh dần lên và mở rộng dần xuống phía Nam tỉnh Quảng Ninh, sau đó là các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định. Sóng lớn ở khu vực vịnh Bắc Bộ duy trì liên tục đến trưa hôm nay. Đối với các khu vực ven bờ cảnh báo mức dâng 0,5-2m, trong đó đặc biệt ở Quảng Ninh mức dâng cao nhất có thể đến 2m, cao điểm của thời gian xảy ra mức dâng trong sáng và trưa hôm nay.

Sau khi gây gió mạnh cấp 6 ở Quảng Ninh thì trong sáng và trưa nay gió sẽ tiếp tục mạnh lên và mở rộng ra các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, trong đó có cả Hà Nội.

Mưa tăng dần ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, trong đó cao điểm mưa xảy ra vào trưa và tối hôm nay. Đối với các tỉnh sâu trong đất liền mưa sẽ bắt đầu muộn hơn và kéo dài. Lượng mưa đối với khu vực phía Đông Bắc Bộ phổ biến 100-350mm, trong đó sáng và trưa nay nhiều nơi có thể lượng mưa 100-150mm.

Khoảng 16h hôm nay, vị trí tâm bão trên đất liền phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão cấp 11, giật cấp 13. Vùng nguy hiểm Phía Bắc vĩ tuyến 18,5N; phía Tây kinh tuyến 111,0E. Rủi ro thiên tai khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng cấp độ 3; khu vực Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá cấp 4.

Bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần. Đến khoảng 4h ngày 8/9, vị trí tâm bão trên đất liền các tỉnh Việt Bắc Bắc Bộ, cường độ cấp 6. Rủi ro thiên tai tại khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá cấp độ 3.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13. Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10. Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.

Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối 7/9).

Khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 3-5m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8m. Vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hoá), 2m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm07/9. Ven biển Quảng Ninh -Hải Phòng cần đề phòng nước rút khoảng 0,5m vào khoảng sáng và trưa ngày 7/9. Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn", Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo.

Từ hôm nay đến sáng 9/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối 7/9 đến đêm 8/9.

"Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh", Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia lưu ý.

Đọc thêm

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…