Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ 'bớt' áp lực?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin về triển khai thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin về triển khai thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có quy mô, tính chất quan trọng, song Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, kỳ thi này sẽ gọn nhẹ và giảm áp lực cho thí sinh.

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra chiều 7/9, thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, kỳ thi này được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018: "Quy mô, tính chất rất mới. Đây là việc hệ trọng, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ GD&ĐT trong năm học 2024- 2025".

Theo Thứ trưởng, xác định tính chất quan trọng này, ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo, với nguyên tắc là bám sát chỉ đạo của Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 88 của Quốc hội, Nghị quyết 144 của Chính phủ. Theo đó, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 phải đảm bảo gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém và đảm bảo chất lượng, đánh giá khách quan chất lượng dạy và học; cung cấp dữ liệu đủ tin cậy để tuyển sinh các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng làm công tác tuyển sinh của mình.

Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT tích cực chuẩn bị và những việc đã làm tập trung vào 4 nội dung: Công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi vào ngày 28/11/2023, sớm hơn một năm rưỡi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và các cơ sở giáo dục.

Ban hành cấu trúc và định dạng đề thi để các thầy cô giáo và học sinh thuận lợi trong công tác dạy và học.

Tổ chức tập huấn cho hơn 3.000 giáo viên cốt cán về phương pháp và nâng cao kỹ năng ra đề, kiểm tra đánh giá thường xuyên đề thi tốt nghiệp THPT.

Bộ đã ban hành các văn bản hướng dẫn trong năm học và các văn bản chỉ đạo các Sở GD&ĐT chủ động mọi phương án về cơ sở vật chất, nhân lực, phương án chuyên môn, phương án dạy và học để tập trung cho công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT nêu ra 6 việc sẽ làm trong thời gian tới: Thứ nhất, ngay trong tháng 9 này, Bộ GD&ĐT tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác lãnh đạo, phối hợp để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024-2025. "Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu Bộ GD&ĐT tham mưu… Điều này thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ với một công việc khó, có tác động rất lớn đối với xã hội", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng khẳng định.

Thứ hai Bộ GD&ĐT cũng đã đăng tải trên mạng về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trở đi. Dự kiến sau khi tiếp thu ý kiến hoàn thiện sẽ ban hành vào tháng 11/2024 này, sớm hơn 3 tháng so với các kỳ ban hành quy chế khác.

Thứ ba, Bộ đang xây dựng và sẽ công bố đề thi mẫu để học sinh và giáo viên căn cứ làm cơ sở phục vụ cho công tác dạy học.

Thứ tư, tiếp tục tổ chức hội nghị, hội thảo tập huấn về công tác chuyên môn liên quan đến đề thi.

Thứ năm, chỉ đạo các Sở GD&ĐT chuẩn bị tốt cho công tác này theo các nhóm nhiệm vụ: Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị; Nhân lực và công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên; Công tác dạy và học thường xuyên;

Thứ sáu, tăng cường cơ sở vật chất chung của Bộ cũng như các tỉnh, thành phố, nhất là phần mềm tổ chức kỳ thi.

"Với tinh thần chuẩn bị như vậy, chúng tôi đã chủ động, tích cực, hiệu quả và bám sát nguyên tắc chỉ đạo của các nghị quyết cũng như tình hình thực tiễn mà ngành giáo dục đào tạo đang chỉ đạo. Đây cũng là công việc có tác động đến xã hội rất lớn. Chúng tôi rất mong các cơ quan báo chí tiếp tục phối hợp với Bộ GD&ĐT truyền thông, tăng cường nâng cao nhận thức, kiến thức, đặc biệt là công tác dạy học và tổ chức cho kỳ thi sắp tới", Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói.

Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thời gian diễn ra dự kiến trong 2 ngày 26/6 và 27/6/2025.

Quy chế thi dự kiến ban hành trong tháng 11/2024 và có 6 điểm mới gồm:

- Rút ngắn thời gian tổ chức thi từ 4 buổi thi hiện nay xuống còn 3 buổi thi.

- Bổ sung thêm môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) đây là những môn thi lần đầu tiên được tổ chức thi trong Kỳ thi. Bổ sung thêm một số dạng thức câu hỏi thi mới đối với các môn thi trắc nghiệm (trước đây chỉ có 01 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm). Tăng cường tính phân hoá của đề thi tất cả các môn để đạt được các mục tiêu của Kỳ thi như đã công bố trong Phương án thi.

- Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng theo quy định được miễn thi môn Ngoại ngữ nhưng không quy thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp như quy định hiện nay. Tăng tỷ lệ sử dụng kết quả đánh giá quá trình học tập ở cả lớp 10, 11 và 12 lên 50% (trước đây là 30% và chỉ sử dụng kết quả lớp 12).

- Sắp xếp điểm thi, phòng thi theo nguyên tắc hỗ trợ tối đa cho thí sinh không phải di chuyển phòng thi: Cho phép trộn học sinh ở các cơ sở giáo dục gần nhau để tổ chức các điểm thi tiện ích cho thí sinh. Thí sinh chỉ dự thi tại 1 phòng thi duy nhất trong suốt Kỳ thi. Ưu tiên sắp xếp theo cùng bài thi của 2 môn tự chọn.

- Bổ sung quy định để thí điểm thi trên máy tính khi có đủ điều kiện theo lộ trình như đã công bố trong Phương án thi, thí điểm dần từ năm 2027 và khi đủ điều kiện triển khai đại trà sau năm 2030.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mạnh hơn trong công tác tổ chức thi.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

Hiệu trưởng cùng viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường kêu gọi toàn thể viên chức, người lao động, học viên, sinh viên các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo của Trường chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại.
(PLVN) - Sáng 11/9, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên cùng lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo các bộ môn Trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hơn 400 học sinh bị ảnh hưởng sau sự cố sập cầu Phong Châu

Cầu Phong Châu nhìn từ trên cao sau sự cố sập cầu (Ảnh: Xuân Hồng)
(PLVN) - Hiện có 419 học sinh trên địa bàn huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) bị ảnh hưởng do sự cố sập cầu Phong Châu. Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã bố trí cho các em học tạm tại các trường khác cho đến khi sự cố được khắc phục.

Thầy Hiệu trưởng viết tâm thư dặn học trò cách ứng xử sau bão số 3

Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 của Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Như một người cha chia sẻ với các con của mình, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (ĐHSP Hà Nội) nhắn nhủ học sinh nên bình tĩnh, bớt phàn nàn trước những khó khăn do bão số 3 để lại, thay vào đó cần biết cách tự bảo vệ mình. Thầy cũng không quên nhắc học sinh nên chia sẻ việc nhà với cha mẹ, tiết kiệm thời gian và tiền để giúp đỡ những người khó khăn...

Để giáo viên không còn tâm lý e ngại học bạ số

Theo Bộ GD&ĐT, hiện có 69% các tỉnh thực hiện thí điểm được học bạ số.(Ảnh minh họa - Nguồn: PV)
(PLVN) -  Ông Thái Văn Tài -Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, triển khai học bạ số giúp giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên; giúp tăng tính minh bạch, bảo mật trong công tác quản lý và giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin một cách khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ học nếu trường chưa đảm bảo an toàn

Cây đổ sau bão tại Trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.
(PLVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, trường học nào chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn, trước mắt chưa tổ chức dạy học cho học sinh. Trong hôm nay, các trường học trên địa bàn Hà Nội ngay từ sáng nay đã gấp rút làm công tác dọn dẹp và chuẩn bị đón học sinh trở lại.