Cảnh báo gia tăng trẻ mắc cúm B có triệu chứng nặng

Bệnh nhi mắc Cúm B nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi mắc Cúm B nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Miền Bắc đang giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều loại virus phát triển, cùng với các dịch bệnh như sốt xuất huyết, adenovirus thì số trẻ mắc các bệnh hô hấp tiếp tục tăng, đặc biệt là cúm B.

Mặc dù là một trong những chủng cúm mùa phổ biến, đa số bình phục sau 1-2 tuần. Nhưng năm nay lại xuất hiện nhiều hơn trường hợp cúm biến chứng nặng, lây lan rộng.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong vài tuần qua, đa số trẻ mắc cúm có kết quả xét nghiệm cúm B, trong khi trước đó chủ yếu là mắc cúm A. Theo các chuyên gia cả cúm A và B thường có triệu chứng sốt, mệt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người. Và có thể bị buồn nôn, tiêu chảy.

TS.BS Nguyễn Thị Mai Hoàn, Trưởng khoa Khám bệnh đa khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Mọi năm người mắc cúm B chỉ lẻ tẻ nhưng mà năm nay tăng nhanh, thậm chí có gia đình cả nhà mắc cúm B. Đa số trẻ mắc cúm chỉ cần chăm sóc tại nhà và tự khỏi sau 1-2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn”.

TS.BS Nguyễn Thị Mai Hoàn, Trưởng khoa Khám bệnh đa khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương.

TS.BS Nguyễn Thị Mai Hoàn, Trưởng khoa Khám bệnh đa khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đặc biệt, năm nay có những ca mắc cúm B có diễn biến nặng do có bệnh mạn tính hoặc rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch, hoặc béo phì. Điển hình có trường hợp bị béo phì khi mắc cúm B chuyển nặng rất nhanh sau 2 ngày sốt.

Chị Hằng (trú tại tỉnh Nam Định) mẹ của bệnh nhân nhi mắc cúm B chuyển nặng nhanh cho hay: “Đến ngày thứ 3 cháu đi học về kêu con bị mệt, chiều cháu nói mê sảng, gia đình phải đưa cháu đi cấp cứu gấp”.

Bệnh nhân nhi mắc cúm B chuyển nặng rất nhanh sau 2 ngày sốt.

Bệnh nhân nhi mắc cúm B chuyển nặng rất nhanh sau 2 ngày sốt.

Trong số ca bệnh bị biến chứng nặng như viêm cơ tim, suy đa phủ tạng, có vài trường hợp không hề có bệnh lý nền trước đó. Riêng tháng 10 vừa qua đã có 7 trường hợp nguy kịch. Trong đó, 4 cháu phải lọc máu, 3 cháu chạy ECMO. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, khi chăm sóc trẻ tại nhà, các gia đình cần nhận biết dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám ngay.

PGS.TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: “Các dấu hiệu mà các bậc phụ huynh phải chú ý để đưa trẻ đến viện ngay là trẻ sốt cao lớn từ 39,5 độ C trở lên và dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt nhưng nhiệt độ không hạ, hoặc có những yếu tố nguy cơ cao. Trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm. Trẻ có những dấu hiệu thay đổi về mặt ý thức, quấy khóc, khó thở, tiếng thở bất thường, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, da tái, mắt trũng”.

Cũng theo bác sĩ, cha mẹ không cần gọi xét nghiệm cúm B cũng như các xét nghiệm khác cho con tại nhà, vì vừa tốn kém mà không có tác dụng. Phụ huynh cũng không nên tự ý cho con dùng kháng sinh hay thuốc kháng virus bởi các thuốc này cần phải có chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bị nhờn thuốc. Bên cạnh đó tăng cường đề kháng cho con, thường xuyên vệ sinh mũi, tay cho trẻ để tránh bị lây nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.