Cánh báo biến chứng do chích thuốc trực tiếp vào khớp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù đã được cảnh báo về biến chứng có thể xảy ra khi tiêm thuốc trực tiếp vào khớp, nhưng không ít người vẫn chọn phương pháp này để nhanh chóng thoát khỏi cơn đau. Bên cạnh những bệnh nhân may mắn không xảy ra biến chứng thì có rất nhiều trường hợp phải chịu hậu quả nặng nề.

Điều trị cơn đau bằng tiêm thuốc vào khớp được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn vì độ hiệu quả, nhanh gọn, ít tốn kém. Đây là một liệu pháp dùng kim tiêm đưa thuốc vào ổ khớp hoặc phần mềm cạnh khớp để cải thiện tại chỗ một số bệnh lý khớp viêm.

Biến chứng từ tiêm thuốc vào khớp

Qua lời “mách” từ một số người “từng trải”, người bệnh sẵn sàng tìm đến các phòng khám, cơ sở y tế và đề nghị được tiêm mà không cần quan tâm đến lời cảnh báo từ bác sĩ, chuyên gia. Không ít người trong số đó phải nhận lại hậu quả nặng nề vì sự lựa chọn của mình.

Trường hợp gần đây nhất vào ngày 14/5, bà B.N.N (60 tuổi, tại An Giang) phải cấp cứu vì nhiễm trùng toàn thân do chích thuốc trị đau khớp. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, khớp gối phải sưng nóng, suy thận, nhiễm trùng toàn thân, nằm liệt giường.

Được biết, bà N bị đau khớp gối 2 năm, đã chữa trị và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng bệnh trạng không giảm. Nghe tư vấn đi chích khớp, bà đi chích lần đầu thấy hiệu quả, giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên 2 ngày sau khi chích mũi thứ hai, khớp phải bà sưng to, nóng đỏ, đau dữ dội, liệt giường, được chuyển lên Bệnh viện Đại học Y Dược cấp cứu.

Bệnh nhân được chẩn đoán là thoái hóa khớp gối, viêm mô tế bào quanh gối và may mắn qua khỏi nhờ phẫu thuật nội soi khớp, cắt lọc mô viêm nhiễm và rửa khớp liên tục 48 giờ.

Tương tự, bà T.T.Y (59 tuổi, Hà Nội) cũng nhập viện trong tình trạng khớp gối bị mất hoàn toàn. Trước đó 2 năm, bà bị đau khớp gối và liên tục đắp thuốc nam, sau đó tiêm thuốc trực tiếp vào khớp gối. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị hoại tử, mất chức năng khớp gối, buộc phải thay khớp gối. Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã phối hợp với bác sĩ Singapore thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bà Y.

Trước đó, cũng tại Hà Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận ông N.V.N (75 tuổi, tại Thanh Trì - Hà Nội). Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện sốt cao 38,6 độ C, khó thở, chân trái sưng tấy lan tỏa từ đùi xuống cẳng chân.

Ông N có tiền sử bệnh ung thư gan cách đây 1 năm đã điều trị nút mạch 1 lần, mới phát hiện bệnh đái tháo đường nhưng chưa điều trị. Trước khi vào viện cấp cứu 10 ngày, bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư, được bác sĩ tiêm thuốc vào khớp gối. Sau tiêm 2 ngày khớp gối trái không đỡ đau mà càng sưng to và lan rộng ra.

Các bác sĩ Khoa Cấp cứu nhận định đây là tình trạng nhiễm trùng nặng, có thể nhiễm khuẩn huyết, nguyên nhân hàng đầu là vi khuẩn tụ cầu vàng. Sau 2 ngày điều trị bệnh diễn biến nặng lên, bệnh nhân đi vào suy hô hấp nên được đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng thuốc vận mạch. Ông N được hỗ trợ hô hấp, sử dụng 3 loại kháng sinh mạnh liều cao, nhưng tình trạng ngày càng xấu đi, ngừng tuần hoàn và tử vong sau 5 ngày điều trị.

Lời khuyên từ chuyên gia

Chị Trần Thị Thu (Hà Nội) chia sẻ: “Mẹ tôi bị viêm dịch khớp gối, đã điều trị bằng phương pháp hút dịch và tiêm vào khớp mà bây giờ vẫn đau. Dạo trước mỗi lần đi, bà đều tiêm liều 40mg triamcinolone. Tôi đưa mẹ đi tiêm đều 3 tháng 1 lần, nhưng càng tiêm nhiều thì thời gian phải đi tiêm liều kế tiếp càng ngắn lại rồi hiệu quả thì gần như chả thấy nữa”.

Ông Đoàn Văn Hiếu (Thái Bình) cho biết: “Năm nay tôi 57 tuổi, bị thoái hoá khớp. Tôi đã dùng rất nhiều phương pháp như uống thuốc giảm đau, uống thuốc điều trị, dùng các thực phẩm chức năng nhưng đều không hiệu quả. Tôi được người quen giới thiệu đi tiêm khớp. Sau khi tiêm lần đầu tôi thấy giảm đau rất tốt, đến những lần sau thì hiệu quả giảm dần và đến giờ bệnh tôi vẫn vậy, không có gì tiến triển!

Tôi lên mạng tìm hiểu thì thấy các chuyên gia cảnh báo nhiều về phương pháp này nên quyết định dừng luôn.

Giờ tôi chỉ điều trị ở nhà bằng cách làm việc nhẹ nhàng, không bê vác nặng, leo trèo cao, đứng ngồi nằm khoa học, ăn nhiều bì lợn, móng giò và dùng cao xoa bóp cũng thấy hiệu quả hơn hẳn”.

Liên quan đến vấn đề này PGS.TS Kiều Đình Hùng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã trả lời báo chí: “Bệnh nhân tiêm sẽ thấy đỡ nhanh hơn, chắc chắn vì thuốc vào trực tiếp, còn thuốc uống thì phải qua bao khớp rất là khó vào. Tuy nhiên tiêm thuốc chỉ có tác dụng tức thời nhưng về mặt lâu dài lại làm khớp bị tổn thương nặng hơn, nên tôi khuyên là không nên tiêm...”.

Trả lời báo chí, BS. Trần Trọng Thiện (nguyên bác sĩ Khoa Nội nhiễm, Bệnh viện TW Quân đội 108) cho biết:

Việc tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp mang lại lợi ích nhất định, như sau khi tiêm các triệu chứng sưng, đau khớp giảm đi, giúp cải thiện vận động của người bệnh trong một thời gian ngắn.

Tiêm khớp có hiệu quả trong điều trị các bệnh khớp vì viêm màng hoạt dịch phóng ra cytokine và protease, khi tiêm corticoid (một loại thuốc giảm đau) làm ức chế cytokine và protease giúp giảm đau nhanh và có thể phát huy tác dụng tới 4-5 tháng. Tuy nhiên không phải trường hợp người mắc bệnh viêm khớp nào cũng dùng được phương pháp tiêm trực tiếp thuốc giảm đau này.

Thuốc giảm đau trong điều trị khớp (ví dụ cụ thể là corticoid) rất tốt trong việc kháng viêm, giảm đau nhưng nếu không đảm bảo vô trùng, nó sẽ gây nhiễm trùng và làm bệnh nặng hơn.

Các bác sĩ thường chống chỉ định tiêm corticoid vào ổ khớp trong các trường hợp viêm khớp, nhiễm khuẩn, tổn thương ngoài da vùng tiêm, tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, u xương khớp...

Phương pháp tiêm thuốc giảm đau khi đau khớp được áp dụng trong các trường hợp bị bệnh viêm khớp mãn tính, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…

Nếu lạm dụng tiêm khớp có thể dẫn đến liệt tay chân, làm cho bệnh tiến triển nhanh và trầm trọng hơn, đặc biệt là có thể nguy hiểm đến tính mạng (đối với bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, các bệnh về máu…).

BS. Trần Trọng Thiện nhấn mạnh, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân thấy tác dụng nhanh của việc tiêm vào khớp nên đã chấp nhận điều trị theo phương pháp này. Và việc tiến hành tiêm diễn ra tại nhà hoặc nơi không đảm bảo vô khuẩn, đã gây ra những hậu quả đáng tiếc. Việc tiêm vào khớp dành cho trường hợp bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm steroid không hiệu quả, các thuốc điều trị ít tác dụng.

Bác sĩ Thiện cũng nhắc nhở mọi người rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.