Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân suy tim nặng do hẹp nhiều nhánh động mạch vành bằng kỹ thuật mới

(PLVN) - Sáng 16/11, thông tin từ Bs.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn – Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT) cho biết, BV vừa phẫu thuật thành công một bệnh nhân suy tim do hẹp nặng nhiều nhánh động mạch vành bằng kỹ thuật mới.

Bệnh nhân T.V.K (58 tuổi, ngụ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) nhập viện cấp cứu vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 22/10 với triệu chứng đau thắt vùng ngực trái; mệt, khó thở phải ngồi. Sau hội chẩn, bác sĩ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể với vật liệu làm cầu nối là toàn bộ động mạch.

Bs.CK2 Lâm Việt Triều – Trưởng khoa Phẫu thuật tim cho biết, lựa chọn phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể do bệnh nhân có tình trạng suy tim nặng, dãn lớn hai thất và đặc biệt là suy giảm nặng chức năng thất trái.

Kíp mỗ BV ĐKTW Cần Thơ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân
 Kíp mỗ BV ĐKTW Cần Thơ tiến hành  phẫu thuật cho bệnh nhân 

Việc sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể ở bệnh nhân này có thể khiến tình trạng suy tim sau mổ nặng hơn do các chất độc sinh ra trong quá trình chạy máy và ngừng tim sẽ ức chế hoạt động tế bào cơ tim sau mổ. Điều này sẽ khiến cho quá trình hồi sức sau mổ nặng nề và phức tạp hơn rất nhiều.

Theo BS Triều, phẫu thuật bắc cầu mạch vành không sử dụng máy tim phổi nhân tạo giúp giảm đáng kể tỷ lệ các biến chứng thần kinh, viêm phổi, suy thận, suy tim; rối loạn đông máu sau mổ, rút ngắn thời gian nằm hồi sức, giảm tỉ lệ tử vong và giảm chi phí điều trị.

Trong khi đó, với phẫu thuật bắc cầu mạch vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể thì tim vẫn tiếp tục đập và đảm bảo huyết động của bệnh nhân. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp hơn so với phương pháp cổ điển. Để thực hiện được đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn của ê kíp phẫu thuật và các trang thiết bị phù hợp. Phương pháp này chỉ được triển khai khi ê kíp phẫu thuật đã thành thạo với phương pháp cổ điển.

Dưới sự hỗ trợ chuyên môn của trung tâm tim mạch Bệnh viện Chợ rẫy, BV ĐKTW Cần Thơ đã áp dụng thành công kỹ thuật này trong điều trị phẫu thuật cho nhiều bệnh nhân có tình trạng hẹp nặng nhiều nhánh động mạch vành và đây là một trong những kỹ thuật đỉnh cao của phẫu thuật tim mạch, thường chỉ được thực hiện ở các trung tâm phẫu thuật tim mạch lớn, kể cả trong nước và trên thế giới.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.