Cần sự chung tay của toàn xã hội hồi hương kiếm Vua Hàm Nghi, kim bài Vua Khải Định

Ông Hoàng Việt Trung (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế); đây là đơn vị trực tiếp quản lý, bảo tồn và khai thác di sản văn hóa cung đình triều Nguyễn. (Ảnh: PV)
Ông Hoàng Việt Trung (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế); đây là đơn vị trực tiếp quản lý, bảo tồn và khai thác di sản văn hóa cung đình triều Nguyễn. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn 200 cổ vật, trong đó có kiếm báu Vua Hàm Nghi, kim bài của Vua Khải Định... sẽ được đấu giá tại Pháp vào cuối tháng tư năm 2024. Báo Pháp luật Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Hoàng Việt Trung (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) xung quanh vấn đề này.

Xin ông giới thiệu khái quát những bảo vật hoàng gia triều Nguyễn sắp được đem ra đấu giá?

- Ông Hoàng Việt Trung: Theo thông tin từ trang đấu giá: https://drouot.com sẽ có 273 món đồ là bảo vật hoàng gia nhà Nguyễn như: kiếm Vua Hàm Nghi, kim bài Vua Khải Định sẽ được đem ra đấu giá… Chúng từng thuộc sở hữu của các quan lại trong triều đình hoặc được vua ban cho triều thần, khâm sứ Pháp tại Việt Nam.

Ngoài ra, trong đợt đấu giá lần này còn có hàng loạt kim bài, ngọc khánh, ngọc bội của các thành viên trong hoàng gia triều Nguyễn như: ngọc khánh của Nam Phương Hoàng hậu, kim bài của Thái tử Bảo Long (con trai Vua Bảo Đại), kim khánh của Vua Kiến Phúc ban tặng cho ông Félix Faure (sau này là Tổng thống Cộng hòa Pháp)…

Những vật dụng hoàng gia nói trên phần lớn từng thuộc quyền sở hữu của Thái tử Bảo Long. Trong thời gian sống lưu vong tại Pháp sau khi nhà Nguyễn cáo chung, để có tiền tiêu xài, Bảo Long từng bán rất nhiều bảo vật của nhà Nguyễn mà ông được kế thừa từ Vua cha Bảo Đại và mẹ là Hoàng hậu Nam Phương.

Những bảo vật trên, món nào đáng chú ý và giá khởi điểm như thế nào?

- Ông Hoàng Việt Trung: Trong số này, nổi bật có thanh kiếm được ghi thông tin là của Vua Hàm Nghi tặng cho Tướng Brière de l’Isle (Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam, sau này là Thống đốc Senegal) vào năm 1885.

Thanh kiếm đầu hổ của Vua Hàm Nghi. (Ảnh: Drouot)

Thanh kiếm đầu hổ của Vua Hàm Nghi. (Ảnh: Drouot)

Thanh kiếm dài 97,5cm, lưỡi kiếm dài 70cm, chuôi kiếm làm bằng bạc có chạm khắc hình đầu hổ. Phần tay nắm ở chuôi kiếm làm bằng ngà voi có chạm khắc họa tiết hoa lá tinh xảo. Bao kiếm làm bằng gỗ, được khảm ốc xà cừ. Phần đuôi vỏ kiếm bịt bạc và được chạm khắc hình rồng. Thanh kiếm này được đấu giá kèm theo một tờ giấy đỏ trang trí rồng vờn mây, bỏ trong một hộp tre. Bút tích trên tờ giấy được cho là của Vua Hàm Nghi. Giá khởi điểm của thanh kiếm này là 3 nghìn đến 3 nghìn rưỡi Euro (thời điểm đấu giá vào 2h chiều ngày 26/4/2024 giờ Paris).

Cổ vật có nguồn gốc Việt Nam hồi hương

Theo Đại diện Cục Di sản Văn hóa, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam hồi hương, theo ba hình thức.

Thứ nhất, cá nhân, tổ chức vận động quyên góp mua cổ vật và hiến tặng về nước như trường hợp chuông chùa Ngũ Hộ được đưa từ Tokyo, Nhật Bản về Bắc Ninh năm 1978.

Thứ hai, cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá ở nước ngoài và hiến tặng về nước như: Xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh, mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình.

Thứ ba, chính phủ các nước tự nguyện trả cổ vật của Việt Nam như: 18 cổ vật nhận từ Đức năm 2018, một số cổ vật Đông Sơn nhận từ (FBI Mỹ).

Ngoài thanh kiếm của Vua Hàm Nghi, còn có kim bài của Vua Khải Định cũng được nhà đấu giá đưa lên sàn lần này. Giá khởi điểm của kim bài là 80 nghìn đến 120 nghìn Euro. Chiếc kim bài được làm bằng vàng đính ngọc trai và kim cương. Bảo vật này được cho là của Vua Khải Định thường đeo trong những dịp lễ lớn của triều đình hay những chuyến công du nước ngoài.

Thưa ông, những bảo vật giá trị như vậy, liệu Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã chuẩn bị ngân sách cũng như con người để tham gia đấu giá?

- Ông Hoàng Việt Trung: Quả thật, qua thông tin từ nhà đấu giá và các chuyên gia thì có những món trên rất quý, liên quan trực tiếp đến cuộc đời của các vị vua triều Nguyễn như Hàm Nghi, Khải Định, Bảo Đại… Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì việc bố trí ngân sách để mua lại những cổ vật trên là khó khả thi.

Câu chuyện cổ vật của chúng ta, đặc biệt của triều Nguyễn bị thất thoát ra nước ngoài thì rất nhiều. Chúng ta cần xã hội hóa, huy động các tập đoàn, các tổ chức, các cá nhân yêu quý di sản và đặc biệt là có tiềm lực kinh tế nữa.

Đây là sự chung tay của toàn xã hội, không phải việc làm của riêng ai. Hi vọng, kiếm Vua Hàm Nghi, kim bài Vua Khải Định sẽ được hồi hương trong thời gian tới. Cứ đem về Việt Nam là tốt, ai giữ cũng được.

Đến nay, đã có nhiều bảo vật được hồi hương về với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế chưa? Xin ông kể một vài bảo vật đáng chú ý.

- Ông Hoàng Việt Trung: Đến nay đã có hơn 20 bảo vật có giá trị lớn được đưa về Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lưu giữ và trưng bày. Hi vọng, trong thời gian tới Trung tâm sẽ được tiếp nhận nhiều cổ vật quý nhiều hơn nữa.

Kim bài đính ngọc trai của Vua Khải Định. (Ảnh: Drouot)

Kim bài đính ngọc trai của Vua Khải Định. (Ảnh: Drouot)

Những cổ vật được trưng bày ở Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phải kể đến như vào năm 2014, chiếc xe kéo của Thái hậu Từ Minh (mẹ Vua Thành Thái) được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đấu giá thành công tại Pháp. Giá khởi điểm được đưa ra là 1.000 Euro. Thời điểm đó, do không thể trực tiếp sang Pháp để tham gia phiên đấu giá, tổ đấu giá cổ vật của tỉnh Thừa Thiên Huế buộc phải đấu giá qua điện thoại với sự hỗ trợ của kiều bào ở nước ngoài.

Sau nhiều bước giá với sự cạnh tranh khá khốc liệt của nhiều tổ chức tham gia, cuối cùng, chiếc xe kéo cũng được tỉnh Thừa Thiên Huế đấu giá thành công với tổng kinh phí 55.800 Euro.

Ngoài việc sử dụng kinh phí từ ngân sách, hiện vật này còn có sự đóng góp của bà con kiều bào ở Pháp với số kinh phí 10.000 Euro, của các nhà hảo tâm trong nước với số kinh phí 3.000 Euro. Sau khi đấu giá cổ vật thành công, bằng đường hàng không, chiếc xe đã về đến Huế sau hơn 100 năm “lưu lạc” xứ người.

Hay cuối năm 2021, mũ quan triều Nguyễn được Tập đoàn Sunshine mua qua cuộc đấu giá tại Tây Ban Nha và đưa về tặng tỉnh Thừa Thiên Huế. Chiếc mũ quan này có giá khởi điểm chỉ có 600 Euro, nhưng đã được người đấu giá online với giá 600.000 Euro, gấp đúng 1 nghìn lần giá khởi điểm. Đây là mức giá chưa cộng thêm 25% thuế và các loại phí. Nếu tính tổng thì chiếc mũ quan này lên đến 750.000 Euro.

Những cổ vật hồi hương đã bổ sung vào nguồn cổ vật của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế vốn có bề dày lịch sử gần 100 năm, gắn bó mật thiết với quần thể kiến trúc cung đình Huế.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp cho việc hồi hương cổ vật. Các doanh nghiệp, các cá nhân có thể tham gia, hỗ trợ cho địa phương trong việc thu thập, đấu giá các hiện vật và đưa về nước.

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Đọc thêm

Về Mường Thải xem điệu đang Mường

Về Mường Thải xem điệu đang Mường
(PLVN) - Nhắc đến đang Mường là nói đến những làn điệu dân ca chứa chan tình người, khát vọng, tình yêu quê hương, đất nước... Những làn điệu này không thể thiếu trong các ngày lễ hội, ngày vui của bản làng, gia đình đồng bào dân tộc Mường, ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Dùng văn hóa để nâng tầm thương hiệu cây sen Việt

 Sen Việt Nam nói chung và sen Bách Diệp ở Tây Hồ nói riêng đều có tiềm năng lan tỏa hương sắc, vươn tầm quốc tế.
(PLVN) - Chẳng biết từ bao giờ cây sen đã sinh trưởng ở Việt Nam. Mang vẻ đẹp thanh khiết, cao quý - sen trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Bên cạnh ý nghĩa về tinh thần, hoa sen cũng đem lại những giá trị thực tiễn, như những đóa sen Bách Diệp ở Tây Hồ không chỉ đẹp mà còn cho ra món trà sen tuyệt hảo làm say đắm bao thực khách.

Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

longformNghệ nhân 101 tuổi và “thiên cổ đệ nhất trà”

Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương “Trà sen bà Dần” qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen “ đệ nhất” Hà thành…

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Di tích Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).

Mùa sen tháng 6 “đánh thức” giác quan

Gánh hoa sen đẹp ngỡ ngàng trên phố Hà Nội. (Ảnh: Tú Phạm)
(PLVN) - Dưới cái nắng nhiệt đới của tháng 6 khiến bao loài hoa e ngại, hoa sen lại càng tươi tắn, có lẽ vì là loài hoa tri kỷ của mùa hè, giống như hoa cúc của mùa thu hay hoa đào của mùa xuân. Nhiều người mong đến mùa hè để ngắm sen, không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng hương sắc mà còn để nâng niu, thỏa mãn khứu giác, thậm chí là vị giác với những sản vật từ sen.

Hệ giá trị gia đình - Hạt nhân của hệ giá trị quốc gia

Từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam. Ảnh tham gia cuộc thi Gia đình do Hội Nhiếp ảnh TP HCM tổ chức.
(PLVN) -  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng có câu: “Nước là cái nhà to” và “Nhà chính là nước nhỏ”. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi một con người, mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia, dân tộc. Gia đình là nơi khởi nguồn sinh ra mỗi con người, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.

Nhà Nguyễn và những cuộc binh biến trong cung cấm

Cung điện nhà Nguyễn tại Huế. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Những cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp và chống cả nhà Nguyễn nổi dậy khắp nước khiến nhà Nguyễn rất mỏi mệt và lo sợ. Trong cung cấm đã xảy ra ba cuộc binh biến lớn từ những vị trong dòng tộc nhà vua.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...