Khóc, cười cùng cổ vật

Năm 2013, ông Tuấn mua chiếc lục bình này với giá 2,5 cây vàng.
Năm 2013, ông Tuấn mua chiếc lục bình này với giá 2,5 cây vàng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đam mê đồ cổ với ông Nguyễn Đức Tuấn (73 tuổi, ngụ đường Lê Lợi, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) bắt nguồn từ sự hoài niệm, trân trọng đối với các đồ vật, giá trị nghệ thuật xưa và niềm say mê tìm hiểu văn hóa, lịch sử.

Những lần “trâu về hợp phố”

Trong giới chơi đồ cổ ở tỉnh Bình Định, nhắc đến tên ông Nguyễn Đức Tuấn nhiều người biết. Trước năm 1975, cha của ông Tuấn sống bằng nghề buôn bán cổ vật nên ông đã tiếp xúc và mê đồ cổ ngay từ nhỏ. Khi học tại Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh), mỗi lần cha gửi hàng đi giao cho người mua là ông tiếc đến ngẩn ngơ.

Sau này, khi đi làm, kinh tế gia đình khá dần lên, ông Tuấn có điều kiện tốt hơn để sống với đam mê đồ cổ. Trong nhà hiện có gần 4.000 cổ vật nhưng ông Tuấn đặc biệt mê mẩn những đồ bằng gốm, sứ Việt, Chămpa, Trung Hoa. Những cổ vật này trải dài từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn.

Nhắc về những kỷ niệm trong cuộc đời sưu tầm cổ vật, ông Tuấn kể, năm 1984, trong lần đi công tác ở tỉnh Gia Lai, ông được một người mời vào nhà uống trà. Nhìn nước men của 4 tách trà để trước mắt, ông liền mê mẩn. Tuy nhiên, khi lật đế lên thì chỉ thấy vệt sơn do chủ nhà đánh dấu, không dám khẳng định nhưng ông nghi đấy là bộ tách trà cổ. Hỏi thì chủ nhà nói không biết, chỉ nhớ là do cha mẹ để lại.

Chiếc đĩa với tích “Từ Thức quy phàm” mà ông Tuấn xem như món cổ vật “trâu về hợp phố”.

Chiếc đĩa với tích “Từ Thức quy phàm” mà ông Tuấn xem như món cổ vật “trâu về hợp phố”.

Ông Tuấn sau đó đặt vấn đề mua bộ tách trà, chủ nhà tưởng ông đùa nên hét thật cao để đùa lại: “Mỗi tách 1 chỉ vàng, trọn bộ 4 chỉ”. Ông Tuấn đồng ý mua ngay, chủ nhà ngơ ngác, không dám tin những lời mình vừa nghe và đồng ý bán. Khi về nhà, ông Tuấn cạo lớp sơn dưới đế thì có chữ nhật nên xác định bộ tách trà có từ triều Nguyễn.

“Thời các Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, triều đình phong kiến và quan lại mới dùng bộ tách trà bằng sứ Trung Hoa, dưới đế có chữ nhật. 4 chỉ vàng hồi đó dùng để mua một bộ tách trà cổ là rất cao nhưng nếu biết lai lịch của bộ tách trà này thì số vàng đó là xứng đáng”, ông Tuấn cho biết.

Khoảng năm 2000, một người chơi đồ cổ ở phường Bình Định (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) mang đến nhà ông Tuấn một chiếc lục bình và ngỏ ý muốn bán cho ông vì biết ông là người đam mê với cổ vật. Chiếc lục bình người này rất trân quý nhưng vì nhiều lý do nên mới mang đi bán. Ông Tuấn nhìn qua rồi lắc đầu không mua.

Mãi đến năm 2013, một người chơi đồ cổ ở Quy Nhơn sắp qua Mỹ định cư nên muốn thanh lý hết số cổ vật của mình. Tình cờ, ông Tuấn phát hiện trong số đó có chiếc lục bình nói trên. Hỏi ra mới biết người này mua lại của người ở phường Bình Định. Sau đó, ông Tuấn mua lại chiếc lục bình này với giá 2,5 cây vàng. Hiện ông đặt chiếc lục bình trang trọng ở bàn tiếp khách.

“Chiếc lục bình này men xanh trắng thời nhà Minh. Bây giờ, giá trị của nó cũng không tăng bao nhiêu so với thời điểm tôi mua. Tuy nhiên, nó là một kỷ niệm đáng nhớ với tôi. Tôi tâm niệm, vật đã tìm đến mình thì trước sau gì cũng về với mình”, ông Tuấn chia sẻ.

Bộ sưu tập gần 400 chiếc bình vôi cổ của ông Tuấn.

Bộ sưu tập gần 400 chiếc bình vôi cổ của ông Tuấn.

Ông Tuấn thừa nhận, nhiều năm chơi đồ cổ nhưng không phải lúc nào cũng biết được thật, giả. Có lần ông đã bị lừa một vố đau. Chuyện là khoảng năm 1980, ông mua được chiếc đĩa men xanh trắng thế kỷ XVIII với tích “Từ Thức quy phàm” giá 6 triệu đồng. Đến năm 2010, một người chơi đồ cổ ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) có ý muốn ông đổi chiếc đĩa này để lấy chiếc đĩa chữ Nguyễn của anh ta. Vì thích đĩa chữ Nguyễn nên ông đồng ý đổi.

Thời điểm ấy, chiếc đĩa của ông có giá 120 triệu đồng, còn chiếc đĩa chữ Nguyễn có giá khoảng 130 triệu đồng nên ông bù thêm cho người đàn ông kia 10 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó nhờ một vài người sành về cổ vật, ông Tuấn mới biết chiếc đĩa chữ Nguyễn là đồ giả. Ông liền gọi điện để hủy trao đổi nhưng người đàn ông kia nói rằng đã bán chiếc đĩa.

“Tôi vẫn trả lại chiếc đĩa cho anh ta nhưng anh ta chỉ trả lại tôi 95 triệu đồng. Thời điểm ấy, tôi biết anh ta vẫn giữ chiếc đĩa của tôi chứ chưa bán nhưng anh ta nói vậy thì tôi cũng chịu chứ biết sao. Mãi đến năm 2022, tôi phát hiện chiếc đĩa của mình thuộc về một người chơi đồ cổ ở tỉnh Nam Định nên gặng hỏi. Người này nói là mua của người ở Nha Trang đã lừa tôi. Tôi thuyết phục mãi nên người này đã bán lại cho tôi với giá 360 triệu đồng. Tôi xem nó như món cổ vật “châu về hợp phố” và cũng để ghi nhớ lần bị lừa này”, ông Tuấn thổ lộ.

Duyên nợ… bình vôi

Trong không gian trưng bày đồ cổ của mình, ông Tuấn dành một diện tích để trưng bày bộ sưu tập bình vôi cổ. Theo ông Tuấn, bộ sưu tập gần 400 chiếc bình vôi cổ của ông có niên đại đa dạng, nhiều chiếc có tuổi hàng trăm năm. Trong đó, các loại bình vôi bằng gốm Quảng Đức (tỉnh Phú Yên), gốm Gò Sành (tỉnh Bình Định), sành Thiên Phước (tỉnh Thừa Thiên Huế) đơn sắc, thể hiện vẻ đẹp giản dị. Tinh xảo hơn là các loại bình vôi có từ thời Hậu Lê và của Trung Hoa được làm bằng sứ, tráng men trắng hoặc xanh...

Một chiếc bình vôi mà ông Tuấn rất tâm đắc trong bộ sưu tập của mình.

Một chiếc bình vôi mà ông Tuấn rất tâm đắc trong bộ sưu tập của mình.

Trong số bình vôi cổ, ông Tuấn tâm đắc với chiếc bình vôi mà ông cho rằng nó có từ thời Hậu Lê và chỉ gia đình quan lại mới dùng. Bình vôi này đã bị vùi chôn mấy trăm năm và được phát hiện do nước chảy bào mòn đi lớp đất đá trên bề mặt.

“Năm 2012, người ta mang đến tận nhà, hô giá 12 triệu đồng, tôi nhìn qua nước men bình vôi rồi mua ngay. Không có nhân duyên thì không thể mua được bình vôi quý này. Nhìn nước men, cán cầm hình con giao long, thân có đốt như gốc trúc là tôi kết ngay, không thể rời xa nó được”, ông Tuấn tâm sự.

Theo ông Tuấn, bình vôi là đồ vật mang nét văn hóa đặc biệt của người Việt, gắn với sự tích trầu cau của dân tộc. Bình vôi không những là vật dụng ăn trầu, gợi nhớ đến hình ảnh thân thương của người bà, người mẹ mà mỗi bình vôi đều gắn liền với một đời người, khi không dùng nữa thì người ta để nó ở gốc cây và gọi là ông bình vôi.

Nhìn vào bình vôi là biết thứ hạng của người dùng. Bình vôi được làm bằng gốm sứ xanh trắng, có hoa văn, họa tiết họa cầu kỳ dành cho những gia đình khá giả; loại làm bằng sành thì dành cho người bình dân; loại men xanh trắng, gọi là bình bát, xuất xứ từ Trung Quốc, chủ yếu của các gia đình quan lại…

“Trước kia, bình vôi rất dễ tìm, chỉ cần nhìn gốc cây to, có ụ mối thì đào lên thế nào cũng có. Hồi đó, ít người quan tâm nên mỗi cái bình vôi bằng sành độ vài trăm ngàn, bình sứ thì vài triệu đồng… Bây giờ giá mỗi cái bình vôi cổ đã lên đến vài chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng nhưng biết tìm ở đâu ra nữa”, ông Tuấn nói.

Sự kiên trì, nhẫn nại cùng tình yêu với những món đồ lưu giữ giá trị vượt thời gian đã giúp ông Tuấn có được bộ sưu tập đồ cổ đồ sộ như hôm nay. Thú chơi này đã mang lại cho ông nhiều niềm vui, những bài học giá trị, những mối quan hệ xã hội. Đặc biệt, chính giá trị của mỗi cổ vật đã giúp ông tìm được ý nghĩa của việc mình đang làm là gìn giữ các giá trị lịch sử, kết nối sợi dây văn hóa giữa quá khứ và hiện tại, giúp người đương thời có thể hiểu được những gì người xưa đã để lại.

“Cổ vật có một ma lực ghê gớm, ai đã mê rồi thì khó dứt. Mỗi khi mua được món cổ vật nào là cả đêm hôm đó và nhiều đêm sau nữa tôi không ngủ được, tắt đèn đi ngủ nhưng rồi cũng trở dậy, chong đèn, ngắm nghía, xem suốt đêm”, ông Tuấn chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Đọc thêm

An Giang: Có chợ nổi Long Xuyên đậm đà hồn quê

Vừa hửng sáng, khung cảnh ghe thuyền của tiểu thương tấp nập trên sông Hậu thật nên thơ. Ảnh: Ngọc Tài
(PLVN) - Trong khi nhiều chợ nổi miền Tây có thể đang “chìm dần” thì chợ nổi Long Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang vẫn còn cảnh bán mua mỗi buổi sáng tinh mơ. Chợ còn họp, bao nhiêu tiểu thương, người sống nương theo con sóng dập dềnh còn thu nhập đôi ba trăm nghìn mỗi ngày.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

Bắc Giang: Xây dựng thương hiệu du lịch gắn với văn hóa - tâm linh

Mộc bản quý giá được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm (trái) và chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cùng bề dày lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên phong phú, Bắc Giang hội tụ đầy đủ chất liệu “quý” để phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách gần xa. Tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, thời gian qua, ngành du lịch Bắc Giang từng bước khẳng định mình là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam thông qua các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh.

Du lịch tránh gây tiêu cực đến di sản văn hóa

Quần thể khu di tích Chăm - Mỹ Sơn thu hút du khách. (Ảnh: Hoàng Hữu Quyết)
(PLVN) - Tuy du lịch tạo ra nhiều lợi ích cho mỗi địa phương nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng du lịch phát triển nhanh chóng mà không tuân theo quy hoạch, hướng tới phát triển bền vững sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, thậm chí có những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, thiên nhiên, cảnh quan môi trường.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn

Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn
(PLVN) - Nghệ thuật múa Phương Đông - Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn” là tác phẩm đầu tiên tại Việt Nam, trình bày tổng quan về lược sử Bellydance, các dòng múa và lợi ích Bellydance mang lại.

Trái tim... giấy

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn hình phim Yêu tinh)
(PLVN) - Phi ngồi thẫn thờ bên cửa sổ, nhìn vơ vẩn dãy nhà cùng những cụm mây đen che lấp nền trời. Theo thói quen, anh liếc mắt qua ô cửa đối diện. Đăm đăm dán mắt vào khung cửa khép kín, Phi tin tưởng rằng nếu cứ nhìn mãi như vậy, một lúc nào đấy nó sẽ được mở ra bởi đôi tay trắng muốt. Nhưng rõ là vô vọng, Hân chuyển đi được gần một tuần. Cô đã gặp Phi để nói lời từ biệt, còn tặng anh chiếc lọ thủy tinh đựng những ngôi sao giấy.

Ánh Sao

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chiều thả những sợi nắng vàng rực xuống sân ga lố nhố người. Tiếng loa thúc giục hành khách lẫn trong tiếng cười nói xôn xao. Đây là chuyến đi xa một mình đầu tiên của tôi. Tôi chọn cho mình cách di chuyển bằng tàu hỏa như muốn có thêm chút thời gian và tâm sức để suy ngẫm về những gì đã xảy ra và cả những điều sắp phải đối mặt.

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành
(PLVN) - Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng vào tối 20/12 với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn phục vụ người dân và du khách dịp cuối năm.

Lan toả vẻ đẹp Đà Lạt qua những thước phim

Lan toả vẻ đẹp Đà Lạt qua những thước phim
(PLVN) - Từ hơn 2.600 bài dự thi từ khắp mọi miền đất nước, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo video clip Đà Lạt năm 2024 đã tuyển chọn 10 thước phim xuất sắc nhất vào vòng chung kết để trao giải.

Hành lang pháp lý cho đặt cược thể thao

Bóng đá là môn thể thao rất nhiều người đặt cược và được nhiều quốc gia cho phép. (Ảnh: Getty Images)
(PLVN) - Cá cược thể thao đã phát triển mạnh mẽ tại một số quốc gia trên thế giới như: đua ô tô công thức 1, đua ngựa, đua xe đạp lòng chảo, bóng đá... Tất cả các hoạt động này đều có luật pháp quản lý chặt chẽ, hạn chế các tác động tiêu cực đối với xã hội.

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.